Thông tin

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 14:04

Phương pháp cải thiện vệ sinh môi trường rất chi phí hiệu quả trong việc chống lại các nhiễm khuẩn bệnh viện, theo kết quả của một nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Infection Control and Hospital Infection Epidemiology. Các nhà nghiên cứu tại New Yorks thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng trên 750.000 bệnh nhân xuất viện từ bốn bệnh viện và xác định là những bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện có khả năng cao gấp 6 lần nằm tại phòng mà bệnh nhân bị nhiễm cùng tác nhân trước đó đã nằm.

Nguồn: https://www.cambridge.org/core/journals/infection-control-and-hospital-epidemiology/article/association-between-healthcareassociated-infection-and-exposure-to-hospital-roommates-and-previous-bed-occupants-with-the-same-organism/FFA3E8F9AE78F7792B24CBBB5A535D1B

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 13:52

Sự tấn công của sốt vàng vào các khu vực đô thị có các cơ sở y tế đang sử dụng các phương pháp kiểm soát hiện có để làm chậm quá trình lây lan của virus Aedes aegypti không phổ biến. Brazil tự sản xuất vắc xin chống lại sốt vàng nhưng có thể đã bỏ lở cơ hội nâng cao độ bao phủ của vắc xin trong thời kỳ “ngủ đông” khi không có vụ dịch nào xảy ra. Những người hoạt động chống vắc xin có vẻ thành công trong việc thuyết phục nhiều người Brazil từ chối sử dụng vắc xin.

Nguồn: https://www.nytimes.com/2018/03/05/health/brazil-yellow-fever.html

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 13:46

Các nhà nghiên cứu của Viện Wellcome Sanger tại Anh Quốc nghiên cứu lịch sử các vụ dịch sốt rét tại Cambodia phát hiện rằng đột biến nguy hiểm của ký sinh trùng Plasmodium falciparum năm 2013 có nguồn gốc đột biến đã hiện diện từ năm 2008 nhưng không xác định được. Năm xảy ra vụ dịch đầu tiên ảnh hưởng đến Cambodia, sau đó tới Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Nguồn: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2018-02/wtsi-mrm013118.php

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 13:31

Một nghiên cứu dựa trên các vụ dịch dịch tả có thật đề xuất rằng các can thiệp trong khu vực vừa xảy ra các vụ dịch có thể giúp kiểm soát các vụ dịch hiệu quả và hiệu lực hơn. Vắc xin tiêu chảy đường uống, kháng sinh dự phòng và cải thiện chất lượng nước, hệ thống cống rãnh là những phương pháp có thể tối ưu hóa để giảm chi phí kiểm soát bệnh và gánh nặng bệnh.

Nguồn: https://eurekalert.org/pub_releases/2018-03/jhub-fo022818.php

 

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 13:28

Phân tích các mẫu phân của công dân Anh Quốc cho thấy vi khuẩn kháng thuốc phổ biến trên người Anh được sinh ra hoặc đã từng du lịch tới các quốc gia khác bao gồm Châu Phi, Trung Quốc, Mỹ La Tinh,  Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương và Afghanistan.

Nguồn: https://academic.oup.com/jac/advance-article/doi/10.1093/jac/dky007/4885410?searchresult=1

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 13:23

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. 

Trong năm 2017, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tập trung nhiều nỗ lực để kiểm soát bệnh sởi. Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018, tại Thành phố Davao, Philippines đã ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp mắc sởi. Trong vòng hơn 2 tháng, tại Thành phố Davao đã ghi nhận 222 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc được ghi nhận tại khu vực thành thị có mật độ dân cư cao và có sự di biến động dân cư từ các khu vực khác vào thành phố lớn. Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao, đặc biệt đối với trẻ chưa có miễn dịch với vi rút sởi và ở những nơi có mật độ dân cư cao. Để kiểm soát ổ dịch sởi, Cơ quan y tế của thành phố Davao, Philippines đã tiến hành chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trên 15.000 trẻ em trong thành phố.

Philippines là nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có sự giao lưu đi lại thuận tiện với Việt Nam do đó nguy cơ lây lan dịch bệnh sởi vào nước ta qua các hành khách xuất, nhập cảnh là rất lớn. Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch bệnh sởi tại Philippines để có những biện pháp phòng bệnh phù hợp. Hiện nay, việc phòng bệnh sởi theo biện pháp thông thường là rất khó khăn, tiêm vắc xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. 

Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: 

1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. 

3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Cơ quan đầu mối quốc gia Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng

Thứ bảy, 17 Tháng 2 2018 14:58

Trong những tuần đầu năm 2018, tình hình dịch cúm trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, bùng phát tại Mỹ và Hồng Kông, Triều Tiên. Dịch sởi xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tý lệ nhiễm vi rút cúm nhập viện có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017, đồng thời ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc sởi tại một số bệnh viện. Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất  và các tháng đầu xuân năm 2018 nhằm hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và tử vong do sởi và cúm ở người, ngày 13/02/2018 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 153/CT-BYT gửi các đơn vị y tế để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đường hô hấp. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Chỉ thị dưới đây:


 
 
Ban biên tập Trang thông tin điện tử -  Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/2316/chi-thi-cua-bo-y-te-ve-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-duong-ho-hap-trong-dip-tet-nguyen-dan-mau-tuat-va-mua-xuan-nam-2018
 

Trang