Thông tin

Thứ năm, 30 Tháng 11 2017 23:03

Khảo sát toàn cầu cho thấy hơn 90% dân số thế giới sống tị những quốc gia đã phát triển hoặc đang lên kế hoạch hành động quốc giá để chống lại kháng kháng sinh. Hầu hết các quốc gia đã chấp nhận phương pháp một sức khỏe với vấn đề, giải quyết sử dụng kháng sinh trên cả con người và động vật.

Nguồn: http://www.fao.org/news/story/en/item/1066173/icode/

Thứ tư, 22 Tháng 11 2017 21:35

Kết quả cấy vi khuẩn trong máu hai bé sơ sinh từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đến Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện vi khuẩn kháng thuốc.

Phó giáo sư - tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong 8 trẻ được Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh chuyển đến, các bác sĩ viện Nhi đã cấy vi khuẩn máu 2 bé nặng nhất. Kết quả phát hiện các bé nhiễm một loại vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc này rất dễ dẫn đến tình trạng trạng sốc nhiễm khuẩn cho bệnh nhi.

Theo phó giáo sư Điển, kết quả chính xác sẽ có trong tối 22/11.

Hiện Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã chuyển 18 bệnh nhi lên 3 bệnh viện tuyến trên gồm Nhi Trung ương, Phụ sản Trung ương và Bạch Mai. Trong đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương có 4 trẻ tình trạng nặng, được cách ly riêng một phòng. 7 bé được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương đến sáng nay  không phải thở máy, có 2-3 cháu dự kiến sẽ ra viện trong tuần tới. Đặc biệt có 3 cháu cân nặng 1-1,4 kg phải nằm nuôi dưỡng trong lồng ấp từ một đến hai tháng.

Theo tiến sĩ Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khó khăn lớn nhất trong việc nuôi dưỡng 3 bé nhẹ cân trên là vấn đề dinh dưỡng. Các cháu sinh non nên mọi tổ chức cơ thể đều non, dễ bị suy hô hấp, ruột dễ hoại tử, khả năng miễn dịch kém, dễ viêm não và xuất huyết… Do đó, các y bác sĩ phải theo dõi sát sao vấn đề dinh dưỡng theo hướng nuôi ăn tăng dần, kiểm tra hệ tiêu hóa hằng ngày, đặc biệt trong quá trình chăm sóc phải tuyệt đối giữ vệ sinh vô khuẩn. Cả 7 bé đều sẽ được Bệnh viện Phụ sản Trung ương miễn hoàn toàn viện phí.

phat-hien-vi-khun-khang-thuoc-o-2-be-bac-ninh-chuyen-vien-nhi

Trong số 7 trẻ được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 3 bé có cân nặng dưới 1,5 kg phải nằm nuôi dưỡng lâu dài tại viện. Ảnh: Ngọc Thảo. 

Chiều 22/11, tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết cho biết sẽ miễn hoàn toàn viện phí cho 3 trẻ sơ sinh được chuyển từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh lên điều trị tại đây. Các bé đang được điều trị tích cực, có biểu hiện nhiễm khuẩn rất nặng. Bé nặng nhất được nằm cách ly riêng một phòng, phải thở máy. Bệnh viện Bạch Mai tập trung mọi nguồn lực, thuốc men, máy móc, cố gắng bằng mọi cách cứu các cháu.

“Đến nay các bé đã có chuyển biến tuy nhiên tình trạng vẫn nặng. Chúng tôi cố gắng hết sức để cứu trẻ, diễn biến bệnh ở trẻ sơ sinh hết sức khó lường”, tiến sĩ Quốc Anh nói. Các bệnh nhi được theo sõi sát sao từng giờ để có sự điều chỉnh điều trị hợp lý phù hợp với tình trạng bệnh, dùng kháng sinh phổ rộng... 

phat-hien-vi-khun-khang-thuoc-o-2-be-bac-ninh-chuyen-vien-nhi-1

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thăm khám cho một trong 3 trẻ được chuyển lên từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Ảnh: Thế Anh. 

Sáng 20/11, có 4 bé sơ sinh tử vong ở đơn nguyên Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Bốn em bé đều là trẻ sinh non, yếu, nhẹ cân và kèm bệnh lý bẩm sinh, phải thở máy, nằm lồng ấp. Kết luận sơ bộ ban đầu của Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự và các chuyên gia nhi khoa, dựa trên giám định pháp y bệnh nhi, nguyên nhân gây tử vong là do "sốc nhiễm khuẩn". Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã đình chỉ kíp trực liên quan 4 trẻ tử vong ngày 20/11 để viết tường trình và phục vụ điều tra. Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã phân loại, rà soát chuyển bệnh nhi nặng lên tuyến trên.

Chiều 21/11, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Bắc Ninh bước đầu kết luận 4 trẻ đều sinh non tháng, sinh đủ tháng nhưng nhẹ cân, được xử lý sản khoa và xử lý sau sinh phù hợp; các cháu bị nhiễm khuẩn sau 3-5 ngày điều trị tại viện. Nguyên nhân nhiễm khuẩn sơ sinh có thể liên quan nhiễm khuẩn bệnh viện.

Nam Phương

nguồn: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/phat-hien-vi-khuan-khang-thuoc-o-2-be-bac-ninh-chuyen-vien-nhi-3674170.html

Thứ sáu, 17 Tháng 11 2017 13:03

Một nghiên cứu công bố trên Infection Control and Hospital Epidemiology cho thấy nhân viên chăm sóc sức khỏe xử trí những người bệnh nhiễm Enterobacteriaceae kháng carbapenem có thể làm tăng nguy cơ nhiểm khuẩn cho những bệnh nhân khác trong quá trình chăm sóc. Kết quả nhấn mạnh lần nữa tầm quan trọng của các phương tiện dự phòng nhiểm khuẩn như vệ sinh tay.

Nguồn: https://www.cambridge.org/core/journals/infection-control-and-hospital-epidemiology/article/provider-role-in-transmission-of-carbapenemresistant-enterobacteriaceae/8F4709AAF405D7AD6A68960229ABB106

Thứ sáu, 17 Tháng 11 2017 12:58

Nhóm tư vấn vắc xin thuộc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đề xuất sử dụng vắc xin Shingrix cho người ≥ 50 tuổi tại Hoa Kỳ. CDC cũng đề xuất tiêm muỗi thứ 3 vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR) cho người có nguy cơ tại các vùng dịch như khuông viên đại học.

Nguồn: http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2017/10/acip-gives-nod-new-shingles-vaccine-3rd-mmr-dose-outbreaks

Thứ sáu, 17 Tháng 11 2017 12:51

Bài bình luận được đăng trên Clinical Microbiology and Infection, Giám đốc CDDEP Ramanan Laxminarayan và cộng sự nhấn mạnh nhu cầu cần có ngân sách cho nhóm quản lý kháng sinh và ước tính nguồn nhân lực. Bài bình luận cũng nhấn mạnh cơ chế tài trợ toàn cầu, thiết lập các tiêu chuẩn cho nhân viên và tối ưu hóa cách sử dụng kháng sinh bao gồm các cơ sở chăm sóc dài hạn và trong cộng đồng.

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1198743X17303841

Thứ sáu, 17 Tháng 11 2017 08:43

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kim Faure và cộng sự, lãnh đạo CDDEP châu Phi, được công bố trên tạp chí International Journal of Infectious Diseases nhấn mạnh phương pháp mới xác định dự kiện sử dụng kháng sinh ở các nước thiếu nguồn lực. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh nguồn dữ liệu thay thế như các dịch vụ tiếp thị đa quốc gia và các dự kiện hợp đồng có thể là chỉ số phơi nhiễm kháng sinh ở cấp độ dân số.

Nguồn: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1201971217302266?_rdoc=1&_fmt=high&_origin=gateway&_docanchor=&md5=b8429449ccfc9c30159a5f9aeaa92ffb

Thứ sáu, 03 Tháng 11 2017 21:37

Hệ thống giám sát Y tế công cộng của Anh phát hiện sự gia tăng số nhiễm khuẩn huyết kháng thuốc trong các cơ sở y tế của Vương quốc Anh. Khoảng 5 ngàn người tử vong mỗi năm do các nhiễm khuẩn kháng thuốc tại Vương quốc Anh và khoảng 25% các toa kháng sinh là không cần thiết.

Nguồn: https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/653443/ESPAUR_report_2017_.pdf

Trang