Điểm báo

Thứ năm, 28 Tháng 7 2016 11:23

Carbapenems, penicillins, quinolones, macrolides and ketolides và cephalosporins thế hệ mới nhất là những loại kháng sinh mà các chuyên gia của WHO cho rằng “rất quan trọng” trong danh mục thuốc của nhân loại và cần được giới hạn sử dụng trong chăn nuôi để đối phó với sự kháng thuốc.

Việc sử dụng các loại kháng sinh trên quy mô lớn như fluoroquinolones, macrolides, cephalosporins thế hệ ba, glycopeptides và carbapenems cần phải được hạn chế ngay.

Danh mục các thuốc kháng sinh quan trọng với sức khỏe con người là aminoglycosides, ansamycins, carbapenems và các kháng sinh penems khác, cephalosporins thế hệ ba và bốn, phosphonic acid derivatives, glycopeptides, glycylcyclines, lipopeptides, macrolides và ketolides, monobactams, oxazolidinones, penicillins (gồm tự nhiên, aminopenicillins, và kháng sinh kháng pseudomonas), polymyxins, quinolones và những loại thuốc được dùng để điều trị lao và các bệnh gây ra do mycobacteria.

Phosphonic acid derivatives, monobactams, and polymyxins mới được bổ sung vào danh mục vì chúng rất quan trọng trong việc điều trị các vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc. ngược lại stretogramins được đưa vào danh mục “tối quan trọng” vì chúng rất hiệu quả trong điều trị vi khuẩn gram dương, để lại ít tác dụng phụ hơn.

Nguồn: http://cid.oxfordjournals.org/content/early/2016/07/20/cid.ciw475.short

Thứ năm, 28 Tháng 7 2016 11:13

Bệnh nhân sốt Mò nếu bị chẩn đoán sai là sốt Thương hàn sẽ được điều trị bằng ceftriaxone, điều trị sai. Hàng trăm người đã chết không cần thiết. Doxycycline là thuốc điều trị hiệu quả, rẻ tiền và sẵn có ở Nepal nhưng không được sử dụng. Sốt thương hàn và sốt Mò không thể phân biệt trên lâm sàng, do đó cần có các test chẩn đoán nhanh để xác định các nguyên nhân gây sốt nghiêm trọng.

Dịch bệnh sốt phát ban tại Nepal có thể nguy hiểm vì gây ra nhiều ca tử vong. Chẩn đoán bệnh chính xác rất quan trọng vì các thuốc được dùng phổ biến (tiêm ceftrixone) để điều trị các trường hợp không được chẩn đoán xác định dường như không mang lại hiệu quả mong muốn trong điều trị sốt Mò (scrub typhus là bệnh cấp tính gây ra do chủng Rickettsia, một dạng vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus) và các loại sốt phổ biến không xác định được nguyên nhân khác, ngoại trừ thương hàn. Doxycycline là loại thuốc được chọn để điều trị sốt Mò nhưng không được dùng phổ biến tại Nepal. Flouroquinolones được chứng mình là có hiệu quả trong điều trị sốt Mò; tuy nhiên, sử dụng fluoroquinolones điều trị các bệnh sốt không xác định được nguyên nhân (đặc biệt nếu sốt do chủng H 58 S typhi, gây sốt thương hàn ở Nam Á) còn nhiều tranh cãi. Do đó, nếu không có các test chẩn đoán nhanh trước khi bắt đầu điều trị, việc chẩn đoán xác định những trường hợp sốt không xác định được nguyên nhân gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân có thể bị sốt thương hàn, sốt Mò, hoặc các nguyên nhân khác. Do đó, nếu dùng fluoroquinolones để điều trị bệnh nhân sốt không xác định được nguyên nhân ở Nam Á là không hợp lý.

Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(16)30094-8/fulltext

Thứ năm, 28 Tháng 7 2016 11:13

Bệnh nhân sốt Mò nếu bị chẩn đoán sai là sốt Thương hàn sẽ được điều trị bằng ceftriaxone, điều trị sai. Hàng trăm người đã chết không cần thiết. Doxycycline là thuốc điều trị hiệu quả, rẻ tiền và sẵn có ở Nepal nhưng không được sử dụng. Sốt thương hàn và sốt Mò không thể phân biệt trên lâm sàng, do đó cần có các test chẩn đoán nhanh để xác định các nguyên nhân gây sốt nghiêm trọng.

Dịch bệnh sốt phát ban tại Nepal có thể nguy hiểm vì gây ra nhiều ca tử vong. Chẩn đoán bệnh chính xác rất quan trọng vì các thuốc được dùng phổ biến (tiêm ceftrixone) để điều trị các trường hợp không được chẩn đoán xác định dường như không mang lại hiệu quả mong muốn trong điều trị sốt Mò (scrub typhus là bệnh cấp tính gây ra do chủng Rickettsia, một dạng vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus) và các loại sốt phổ biến không xác định được nguyên nhân khác, ngoại trừ thương hàn. Doxycycline là loại thuốc được chọn để điều trị sốt Mò nhưng không được dùng phổ biến tại Nepal. Flouroquinolones được chứng mình là có hiệu quả trong điều trị sốt Mò; tuy nhiên, sử dụng fluoroquinolones điều trị các bệnh sốt không xác định được nguyên nhân (đặc biệt nếu sốt do chủng H 58 S typhi, gây sốt thương hàn ở Nam Á) còn nhiều tranh cãi. Do đó, nếu không có các test chẩn đoán nhanh trước khi bắt đầu điều trị, việc chẩn đoán xác định những trường hợp sốt không xác định được nguyên nhân gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân có thể bị sốt thương hàn, sốt Mò, hoặc các nguyên nhân khác. Do đó, nếu dùng fluoroquinolones để điều trị bệnh nhân sốt không xác định được nguyên nhân ở Nam Á là không hợp lý.

Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(16)30094-8/fulltext

Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 18:43

Chưa nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn, chưa đầu tư trang thiết bị đúng mức và hơn hết là thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ đang là những thách thức không nhỏ trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện ở nước ta hiện nay.




Hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB giai đoạn 2016 – 2020

       Tại hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB giai đoạn 2016 – 2020 góp phần nâng cao chất lượng KCB trong thời gian tới, diễn ra tại TPHCM, đại diện Bộ Y tế cho biết, yếu tố quan trọng trong công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn là nguồn nhân lực, nhưng hiện ở nước ta lại đang rất thiếu và yếu. Đa số nhân viên phụ trách công tác này chưa được đào tạo chuyên môn nên còn thiếu chủ động trong công việc. Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện còn chưa hoàn thiện. Cả nước còn tới gần 21% bệnh viện có số giường bệnh trên 150 chưa thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, 33% bệnh viện đã thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn nhưng chưa bổ nhiệm Trưởng khoa… Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp.

       Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế, các bệnh viện nghiêm túc nghiên cứu, triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị một cách hiệu quả nhất. Trong 5 năm tới, cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt là xây dựng mã ngành cho bộ môn Kiểm soát nhiễm khuẩn, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đẩy mạnh truyền thông về Kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo đảm cung cấp dịch vụ KCB an toàn nhất./.

 Nguồn TTX Việt Nam

http://thst.vn/t/tang-cuong-cong-tac-kiem-soat-nhiem-khuan

 

Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 18:37
SKĐS - Có tới 36% Lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được đào tạo. 79,1% nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được đào tạo cơ bản. Hầu hết các BV chưa bảo đảm một nhân viên giám sát trên 150 giường bệnh…

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi khởi động chương trình hợp tác giữa Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn vừa được tổ chức tại Hà Nội.

BS CK II Hoàng Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới.

Nhiễm khuẩn bệnh viện đã và đang là gánh nặng cho người bệnh, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước chậm phát triển và đang phát triển do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và tăng chi phí điều trị.

Tại Việt Nam, nghiên cứu cắt ngang của Bộ Y tế (2005) trên 9.345 người bệnh của 10 bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm 55,4%.

Cũng trong thời gian này, một nghiên cứu cắt ngang khác của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh trên tất cả các BV công lập cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6,4%, trong đó viêm phổi đứng hàng đầu chiếm đến 54,3%, kế đến là nhiễm khuẩn tiết niệu (12,3%), nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm

huyết tương đương nhau (10%).

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đưa kiểm soát nhiễm khuẩn là một ưu tiên của ngành y tế. Nhiều chính sách đã ban hành nhằm tăng cường năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn như thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn từ trung ương đến các bệnh viện; Tăng cường sự phối hợp giữa y tế dự phòng và hệ điều trị trong phòng chống dịch bệnh;tăng cường chất lượng quản lý khám bệnh, chữa bệnh,…

Cả nước đã có 611 cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong toàn quốc ký cam kết tham gia chiến dịch “Bảo vệ sự sống hãy vệ sinh tay”; 668 cơ sở cơ sở khám bệnh chữa bệnh ký cam kết thực hiện phong trào

 

Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện còn nhiều khó khăn

Mặc dù vậy công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Không ít lãnh đạo bệnh viện chưa thật sự hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Do vậy, đầu tư cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn cũng như chính sách ưu đãi, thu hút những người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chưa phù hợp để họ yên tâm công tác và cống hiến tâm huyết cho ngành. Một số bệnh viện đưa ra hình thức kỷ luật cho nhân viên y tế bằng cách điều chuyển về làm việc tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

Trong khi đó, hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh chưa hoàn thiện:

Cả nước còn 8,9% bệnh viện chưa thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, 15,1% bệnh viện chưa có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn; 150 bệnh viện chưa thành lập khoa kiểm soát nhiễm khuẩn;

33% bệnh viện đã thành lập khoa kiểm soát nhiễm khuẩn nhưng chưa bổ nhiệm Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; gần 20% Lãnh đạo khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ học.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức: 39,7% BV không có đủ tối thiểu 1 buồng cách ly đúng quy định ở các khoa lâm sàng; 46,5% bệnh viện không có đơn vị tiệt khuẩn tập trung đạt chuẩn.

Đặc biệt, nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn còn thiếu và yếu, đa số nhân viên phụ trách công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo thực hiện giám sát chuyên trách; 49,1% nhân viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tại các cơ sở đào đạo chưa có hệ thống và chương trình đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn trong các trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; chưa có giáo trình quốc gia chuẩn để đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn; chưa xây dựng được trung tâm đào tạo chuẩn tại 3 miền cũng như lực lượng giáo viên chuyên ngành giúp cho công tác đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn ….

 

Buổi họp khởi động chương trình hợp tác giữa Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện giai đoạn 2016-2020

Tại buổi lễ khởi động hợp tác giữa Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cam kết hỗ trợ ngành y tế trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.

Theo đó trong năm 2016, CDC sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho 6 bệnh viện Việt Nam tại Singapo;

Tổ chức tham quan học tập mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn, các chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn tại nước phát triển cho các nhà quản lý;

Bổ sung và hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình kỹ thuật và các tài liệu chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn;

Xây dựng và ban hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ….

Đại diện CDC cũng đánh giá cao cam kết của lãnh đạo Bộ Y tế trong việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2016 và 2020 cũng như Quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn tư vấn, xây dựng chính sách, tài liệu chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

Theo BS CK II Hoàng Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh trong giai đoạn 2016- 2020 ngành y tế sẽ tập trung nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

 

Lê Hảo

http://hics.org.vn/node/add/page

 

Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 17:50

Vi rút Parecho ở người (HPeV1 và HPeV2) được phân lập đầu tiên năm 1956. Vi rút Parecho thuộc họ Piconaraviridae, có 6 týp vi rút gồm (Human Parechoviruses -HPeV) HPeV1, HPeV2, HPeV3, HPeV4, HPeV5 và HPeV6. Parecho là một loại vi rút liên quan chặt chẽ với vi rút Entero. 

Hầu hết nhiễm vi rút Parecho ở mức độ nhẹ, chủ yếu gây tổn thương hệ tiêu hóa và hô hấp. Các trường hợp nhiễm vi rút Parecho có thể không biểu hiện triệu chứng, nhưng đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi nhiễm vi rút Parecho thường có biểu hiện sốt, cáu gắt, thờ ơ, phát ban, thở nhanh, tiêu chảy hoặc phân lỏng. Trường hợp nặng có thể gây viêm gan và viêm não. Bệnh do vi rút Parecho thường lây lan và trên 95% trường hợp nhiễm ở lứa tuổi từ 2-5 tuổi. Một số trường hợp bệnh diễn biến rất nhanh do vi rút có thể ảnh hưởng đến não dẫn đến co giật hoặc giật cơ. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mũi, họng (nước bọt, đờm hoặc dịch nhầy mũi), giọt (hắt hơi, ho) hoặc phân của người bệnh. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Vi rút Parecho đã ghi nhận tại Mỹ vào thập kỷ 90, có ảnh hưởng đến khả năng vận động và giải quyết vấn đề của trẻ. Tại Nhật Bản vi rút HPeV (HPeV-3) được phân lập từ mẫu phân của bé gái Nhật Bản 1 tuổi năm 2014, nghiên cứu ban đầu về huyết thanh học HPeV-3 tại đây cho thấy 85% trẻ trước tuổi đến trường nhiễm vi rút Parecho. Tại châu Âu đã xác định vi rút này hơn một thập kỷ trước.

Đầu tháng 4/2016, tại Hội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Úc ở Launceston, một báo cáo khoa học thông báo tại Úc đã ghi nhận trên 100 trẻ Úc phải nhập viện do nhiễm vi rút Parecho vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Triệu chứng của trẻ trước khi nhập viện là sốt cao, phát ban và thường có cảm giác khó chịu. Các trẻ đều có biểu hiện viêm não đồng thời đã phát hiện vi rút Parecho trong dịch não tuỷ. Giáo sư Cheryly Jones thuộc Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Úc cho rằng nhiễm vi rút Parecho không có khả năng phát triển thành vụ dịch lớn phạm vi toàn cầu nhưng trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận dịch do vi rút này tại Úc.

Các nhà khoa học khuyến cáo phòng chống bệnh do vi rút Parecho tập trung vào những biện pháp sau:

  1. Giữ vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa nhiễm vi rút Parecho, ngăn chặn sự lây lan vi rút cho người khác, đặc biệt là người chăm sóc bao gồm rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi lau mũi, thay tã hoặc quần áo bẩn;

  2. Làm sạch quần áo bẩn và các bề mặt hoặc đồ chơi bị nhiễm; khi bị bệnh nên ăn uống và sử dụng đồ dùng riêng.

  3. Người đang cảm lạnh, có triệu chứng cúm hoặc mắc bệnh đường tiêu hóa không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ.

  4. Khi chăm sóc trẻ nhỏ ốm nên rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng chất sát khuẩn nhanh trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc.

 

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-quoc-te/924/ghi-nhan-su-xuat-hien-vi-rut-parecho-tai-uc

Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 17:36
Bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A do vi rút sốt vàng lây truyền qua muỗi đốt với tỷ lệ tử vong có thể đến 50%. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng và đau cơ; khoảng 15% trường hợp mắc sốt vàng phát triển các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến chảy máu, sốc, tổn thương nội tạng và có thể tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, sử dụng vắc xin phòng bệnh sốt vàng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và cho miễn dịch phòng sốt vàng suốt đời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt vàng hiện đang lưu hành tại hơn 40 quốc gia, chủ yếu ở các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ, trong đó khoảng 90% trường hợp mắc được báo cáo tại sa mạc Shara. Mỗi năm trên thế giới ước tính từ 84.000-170.000 trường hợp mắc và 60.000 người tử vong do sốt vàng. Trong bốn tháng đầu năm 2016, dịch bệnh sốt vàng gia tăng tại một số nước khu vực châu Phi: Công gô với 453 trường hợp mắc, 45 trường hợp tử vong, Uganda ghi nhận 30 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử vong; đặc biệt hiện dịch bệnh sốt vàng đang xảy ra tại nước Cộng hoà Angola với ít nhất 2.149 trường hợp mắc với 277 tử vong, tập trung chủ yếu tại tỉnh Luanda. Tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh sốt vàng xâm nhập, tất cả đều là các lao động trở về từ Angola.

Tại Việt Nam không lưu hành bệnh sốt vàng, tuy nhiên, nước ta có giao lưu, thương mại, hợp tác lao động với Angola và nhiều quốc gia đang có dịch, do đó có thể ghi nhận các trường hợp mắc bệnh sốt vàng từ các nước đang có dịch trở vào nước ta. Để chủ động phòng chống, không để mắc bệnh sốt vàng khi đến các vùng có dịch, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người đi/đến vùng dịch thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Người đến quốc gia khu vực châu Phi và Mỹ La tinh chủ động đến cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng bệnh sốt vàng ít nhất 10 ngày trước khi đi/đến vùng có dịch;
2. Khi đến, ở trong vùng dịch tại các nước đang có dịch cần thực hiện các biện pháp phòng phòng muỗi đốt và diệt muỗi, bọ gậy theo hướng dẫn của nước sở tại;
3. Hành khách từ các nước đang có dịch về Việt Nam nên chủ động theo dõi sức khỏe ít nhất 7 ngày sau khi trở về; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA ĐANG LƯU HÀNH BỆNH SỐT VÀNG

                (Cập nhật đến ngày 17/5/2016)

 

TT Quốc gia
1   Angola
2 Argentina
3   Benin
4   Bolivia, Plurinational
5 Brazil
6 Burkina Faso
7 Burundi
8 Cameroon
9 Central African Republic
10 Chad
11 Colombia
12 Congo
13 Côte d’Ivoire
14 Congo
15 Ecuador
16 Equatorial Guinea
17 Ethiopia
18 French Guiana
19  Gabon
20  Gambia
21 Ghana
22  Guinea
23  Guinea-Bissau
24  Guyana
25 Kenya
26 Liberia
27  Mali
28  Mauritania
29  Niger
30  Nigeria
31 Panama
32 Paraguay
33 Peru
34 Senegal
35 Sierra Leone
36 Nam Sudan
37 Sudan
38 Suriname
39 Togo
40 Trinidad and Tobago
41 Uganda
42 Venezuela

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-quoc-te/938/benh-sot-vang-dang-gia-tang-tai-angola

Trang