Điểm báo

Thứ năm, 15 Tháng 9 2016 12:18

41 trường hợp nhiễm virus gây bệnh đầu nhỏ tại Singapore chủ yếu là các công nhân xây dựng người nước ngoài và số ca nhiễm có thể tăng.

Trong số 41 ca nhiễm Zika, 34 người đã hồi phục hoàn toàn, Reuters dẫn thông tin từ Bộ Y tế và Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) ngày 28/8.

Singapore hôm 27/8 đã xác nhận một phụ nữ Malaysia 47 tuổi sống ở khu vực đông nam nước này là trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika do lây truyền trong nước.


Virus Zika được cho là gây ra dị tật đầu nhỏ. (Ảnh: Getty).

Các nhà chức trách sau đó đã tiến hành kiểm tra 124 người, chủ yếu là công nhân xây dựng nước ngoài làm việc tại Singapore, bao gồm cả ký túc xá, trong khi nơi làm việc của những người này được lệnh ngừng hoạt động. 78 người được kiểm tra có kết quả âm tính, 5 trường hợp đang đợi kết quả xét nghiệm.

Không ai trong số những người bị nhiễm virus Zika lui tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi loại virus này. "Điều này khẳng định rằng việc truyền nhiễm virus Zika trong nước đã diễn ra", tuyên bố của NEA cho biết.

Bộ Y tế Singapore cũng không loại trừ khả năng lây truyền loại virus này khi những công nhân bị xác định dương tính với virus đã sống và làm việc ở những khu vực khác của Singapore.

Hội chứng đầu nhỏ (teo não) khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển dẫn khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ.

Đầu nhỏ không phải là căn bệnh phổ biến, do đó trước khi có dịch virus Zika, rất ít người biết đến hội chứng này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hội chứng đầu nhỏ, hay còn gọi là hội chứng teo não, là dị tật bẩm sinh hiếm gặp khi trẻ sinh ra có chu vi đầu nhỏ hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xảy ra khi bộ não của thai nhi chưa phát triển đúng trong khi mang thai hoặc ngừng phát triển sau khi sinh. Đầu nhỏ có thể xảy ra riêng biệt hoặc đồng thời với các dị tật bẩm sinh khác.

http://khoahoc.tv/singapore-xac-nhan-41-truong-hop-nhiem-virus-zika-75050

 

Thứ năm, 15 Tháng 9 2016 12:17

Chủng virus Zika ở Singapore có khả năng tiến hóa từ một chủng virus Zika từng hoành hành ở khu vực Đông Nam Á từ những năm 60 của thế kỷ 20.

Kết quả trên được Bộ Y tế và Cơ quan nghiên cứu, khoa học và công nghệ Singapore công bố ngày 8/9 sau khi các nhà nghiên cứu phân tích virus Zika ở hai bệnh nhân bị nhiễm tại Đảo quốc Sư tử.

Phun thuốc diệt muỗi tại Singapore.
Phun thuốc diệt muỗi tại Singapore. (Nguồn: Getty Images).

Phân tích này sẽ được công khai nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng khoa học quốc tế, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng virus Zika bùng phát ở Singapore nguy hiểm hơn hay ít nguy hiểm so với chủng virus Zika lan truyền ở Mỹ Latinh.

Đến nay, Singapore đã ghi nhận hơn 280 trường hợp nhiễm virus Zika kể từ khi phát hiện ca đầu tiên vào ngày 27/8 vừa qua.

Virus Zika lây lan sang người chủ yếu khi bị muỗi Aedes aegypti đốt và cũng có thể lây lan qua đường tình dục. Người nhiễm virus Zika có những triệu chứng nhẹ hơn bị sốt xuất huyết hoặc bệnh sốt phát ban - phổ biến nhất khi bị nhiễm là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.

Nhưng khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika có thể sinh ra con mang dị tật đầu nhỏ - một khiếm khuyết đặc trưng của não nhỏ bất thường và kém phát triển, hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa bào chế được vắcxin phòng chống virus Zika hay thuốc đặc trị.

http://khoahoc.tv/virus-zika-o-singapore-co-the-tien-hoa-tu-chung-cach-day-60-nam-75266

 

Thứ năm, 15 Tháng 9 2016 12:16

Giới chức Malaysia ngày 8/9 xác nhận thai phụ đầu tiên nhiễm virus Zika gây teo não là một phụ nữ 27 tuổi sống ở thành phố Johor Bahru gần sát Singapore.

Muỗi vằn truyền virus Zika
Muỗi vằn truyền virus Zika. (Ảnh: Reuters).

Theo CNN, Bộ trưởng Y tế Subramaniam Sathasivam cho biết người phụ nữ đang mang thai 3-4 tháng. Chồng cô làm việc tại Singapore cũng mắc Zika và đã được kiểm tra sức khỏe. Hiện chưa thể chắc chắn người phụ nữ lây bệnh từ chồng hay do muỗi truyền.

Đây là thai phụ đầu tiên trong số 3 ca nhiễm Zika tại Malaysia. Trước đó, một du khách 58 tuổi mang virus gây dị tật đầu nhỏ về Malaysia sau khi đến thăm Singapore. Ngày 3/9, giới chức địa phương ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc Zika do muỗi truyền.

Bộ trưởng Subramaniam cảnh báo Malaysia sẽ có thêm nhiều trường hợp nhiễm Zika khác tại thành phố Johor Bahru bởi nơi đây rất gần với Singapore vốn đã ghi nhận 275 người nhiễm bệnh. Mỗi ngày có khoảng 200.000 công dân Malaysia đi lại giữa hai khu vực này.

Virus Zika bị cho là đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai vì dẫn đến dị tật đầu nhỏ ở thai nhi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ, bệnh đầu nhỏ có thể được phát hiện ở tuần thai thứ 18-20. Đầu năm nay dịch bùng phát nhanh ở các nước châu Mỹ La tinh sau đó lan truyền sang một số nước châu Âu.

http://khoahoc.tv/thai-phu-malaysia-dau-tien-nhiem-virus-zika-75215

 

Thứ năm, 15 Tháng 9 2016 12:13

Singapore – quốc gia ở Đông Nam Á - đã bắt đầu chiến dịch diệt muỗi sau khi hàng chục trường hợp nhiễm virus Zika được phát hiện ở nước này cuối tuần qua.

Ngày 28/8, một phụ nữ người Malaysia, 47 tuổi, sinh sống và làm việc tại Singapore, đã bị nhiễm virus Zika và nhiều khả năng đây là ca bị lây nhiễm đầu tiên ở trong nước.

Bộ Y tế và Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore cho biết thời gian gần đây, nữ bệnh nhân nói trên không tới các khu vực bị lây nhiễm Zika trên thế giới và nhiều khả năng bà đã nhiễm virus này bên trong lãnh thổ Singapore.

Bệnh nhân có biểu hiện sốt, phát ban và viêm màng kết từ ngày 25/8. Bà đã được cách ly và hiện đang phục hồi. Tuy nhiên, ba người sống cùng khu nhà với bệnh nhân này đã "có xét nghiệm ban đầu dương tính" với virus Zika.

Lây lan quá nhanh

Số trường hợp nhiễm Zika ở Singapore lên gần 100 người.
Số trường hợp nhiễm Zika ở Singapore lên gần 100 người.

Ngày hôm sau, Bộ Y tế Singapore thông báo tiếp, có thêm 40 trường hợp lây nhiễm virus Zika ở trong nước Singapore. Theo báo "Straits Times" và kênh truyền hình Channel News Asia, trong số các trường hợp lây nhiễm có 36 công nhân xây dựng người nước ngoài làm việc tại một khu vực ở Aljunied, Đông Nam nước này.

Và tính đến ngày 30/8, Bộ Y tế (MOH) và Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) thống kê thêm 26 trường hợp nhiễm virus Zika trong nước, nâng tổng số trường hợp nhiễm loại virus nguy hiểm này ở Singapore lên 82 người.

Trong số 26 ca nhiễm mới, đa số sống hoặc làm việc xung quanh khu vực ngoại ô Alijunied, nơi tập trung phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh đã phát hiện trước đó. NEA cho biết đến ngày 30/8 đã tiến hành kiểm tra khoảng 5.000 nhà ở trong tổng số khoảng 6.000 nhà tại khu vực bị ảnh hưởng và đã diệt 39 ổ muỗi sinh sản.

MOH yêu cầu tất cả phụ nữ mang thai có triệu chứng nhiễm virus Zika như sốt và phát ban, cũng như những phụ nữ đã kết hôn có kết quả dương tính với virus Zika phải làm xét nghiệm bất kể họ ở trong các khu vực lây nhiễm virus Zika hay không.

Nỗ lực ngăn chặn

Tháng 5 vừa qua, Singapore đã thông báo ca nhiễm virus Zika đầu tiên, nhưng bị lây nhiễm từ nước ngoài, đó là một bệnh nhân 48 tuổi, vừa trở về từ Brazil.

Singapore có khí hậu nóng ẩm và nhiều cây nên hàng năm đều ghi nhận một số lượng lớn ca sốt xuất huyết. Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 10.000 ca sốt xuất huyết, trong đó 7 ca tử vong, cao hơn con số 4 ca tử vong trong cả năm 2015.

Tuy nhiên, sự lây nhiễm virus Zika gây lo ngại hơn sốt xuất huyết vì loại virus này là nguyên nhân gây bệnh đầu nhỏ ở thai nhi.

Các chuyên gia gần đây cũng cho biết virus này có thể tác động tiêu cực lên não người trưởng thành bị nhiễm.

Lây nhiễm virus Zika bùng phát tại Singapore trong bối cảnh ngành công nghiệp du lịch của một trong những trung tâm du lịch tấp nập nhất thế giới phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu kém.

Singapore đã bắt đầu chiến dịch diệt muỗi sau khi phát hiện hàng chục ca nhiễm virus Zika ở nước này.
Singapore đã bắt đầu chiến dịch diệt muỗi sau khi phát hiện hàng chục ca nhiễm virus Zika ở nước này.

Cục Du lịch Singapore cho biết sẽ nhanh chóng xem xét kỹ bất kỳ tác động nào tới ngành công nghiệp không khói và cam kết Đảo quốc Sư tử vẫn là "một điểm du lịch an toàn".

Các quốc gia láng giềng như Malaysia, Indonesia và Philippines cho biết sẽ giám sát các du khách đến từ Singapore, trong khi Australia và Đài Loan (Trung Quốc) khuyến cáo công dân không nên tới đảo quốc này. Mỹ ngày 30/8 cũng đưa ra khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tới Singapore.

Chính phủ Malaysia đã thắt chặt việc kiểm soát tại cửa khẩu biên giới với Singapore tại bang Johor. Bên cạnh đó, Bộ Y tế của Malaysia và Singapore liên tục cập nhật thông tin về các trường hợp nhiễm virus Zika cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Trong khi đó, chính phủ Indonesia và Philippines cũng cho biết các nhân viên y tế của hai nước này sẽ giám sát chặt chẽ lượng khách du lịch từ Singapore trở về.

http://khoahoc.tv/singapore-virus-zika-lay-truyen-trong-nuoc-75310

Thứ tư, 14 Tháng 9 2016 13:04

Thách thức trong chẩn đoán vi khuẩn kháng kháng sinh, giải thưởng liên bang trị giá 20 triệu đô, được Viện sức khỏe quốc gia (National Institute of Health) công bố để thúc đẩy quá trình phát triển các xét nghiệm chẩn đoán nhanh nhằm đối phó với vi khuẩn kháng thuốc. Giải thưởng dành cho các xét nghiệm chẩn đoán mới phát hiện vi khuẩn kháng kháng sinh và chẩn đoán phân biệt giữa nhiễm virus và vi khuẩn nhằm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh không cần thiết.

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_significantly_underdiagnosed_haiti_sri_lanka_eliminates_malaria#sthash.0dq97iZ1.7UqODK32.dpuf

Thứ tư, 14 Tháng 9 2016 11:48

Nhiều trường hợp nhiễm Zika bị chẩn đoán sót tại Haiti; Quốc hội Hoa Kỳ một lần nữa không thông qua gói hỗ trợ ngân sách. Trong khi nước láng giềng Cộng Hòa Dominica xác định có gần 1000 thai phụ bị nghi ngờ nhiễm Zika, Haiti chỉ xác nhận được có 22 trường hợp. Theo TS Jean Luc Poncelet, đại diện tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), Haiti không đủ nguồn lực để thực hiện các xét nghiệm xác định Zika và hiện đang trong cuộc khủng hoảng chính trị. Haiti cũng đang đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như dịch tả ảnh hưởng tới 25000 người trong năm nay. TS Poncelet cho rằng “Không có lý do gì để có thể tin rằng muỗi sẽ hành xử tại Haiti khác với tại Cộng hòa Dominica”. http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_significantly_underdiagnosed_haiti_sri_lanka_eliminates_malaria#sthash.0dq97iZ1.7UqODK32.dpuf

Thứ tư, 14 Tháng 9 2016 11:21

Bụi vi sinh trong nhà chứa nhiều gien kháng kháng sinh, có liên quan tới việc sử dụng hóa chất. Nghiên cứu viên báo cáo trên tạp chí Khoa học môi trường và Công nghệ (Environmental Science & Technology) mối liên quan giữa gien kháng kháng sinh và hóa chất kháng khuẩn bao gồm triclocarban, methyl, ethyl, propyl và butylparaben trong bụi vi sinh. Các mẫu bụi hỗn hợp từ các cơ sở giáo dục và thể thao được phân tích vi sinh vật, hóa chất, các mối liên quan được xác nhận có ý nghĩa thống kê giữa hóa chất diệt khuẩn và gien kháng kháng sinh.

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_significantly_underdiagnosed_haiti_sri_lanka_eliminates_malaria#sthash.0dq97iZ1.7UqODK32.dpuf

Trang