Thông tin

Chủ nhật, 09 Tháng 4 2017 10:19

Báo cáo các bệnh truyền nhiễm số đặc biệt nhấn mạnh đến các điều khoản hỗ trợ tài chính bền vững, giáo dục đa ngành và nhiều khía cạnh khác về quản lý kháng khuẩn. Nội dung gồm điều khoản “Liên kết chính sách sử dụng bền vững với khuyến khích ý tưởng kinh tế sáng tạo để thúc đẩy các nghiên cứu và phát triển kháng sinh” thảo luận như cầu cần có mô hình kinh tế mới tập trung vào khen thưởng sự đổi mới trong khi xây dựng các quy định về tiếp cận và sử dụng bền vững.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_translating_political_commitment_national_action_amr_seasonal_flu_vaccine#sthash.4Lk8Olj0.dpuf

Thứ năm, 30 Tháng 3 2017 21:13

Ngày được tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) đưa ra và khuyến khích bệnh nhân và các thành viên trong gia đình họ tham gia nhân viên y tế qua nổ lực thực hành rửa tay. Theo WHO, mỗi năm hàng trăm triệu bệnh nhân trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi nhiễm khuẩn do chăm sóc sức khỏe. Hơn 50% các nhiễm khuẩn này có thể dự phòng được nếu người chăm sóc rửa tay đúng cách tại những thời điểm quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân.

Vệ sinh tay là hoạt động rửa tay có hoặc không sử dụng nước hoặc các chất lỏng khác hoặc dùng xà phòng vì mục đích loại bỏ chất bẩn, đất và/hoặc vi sinh vật. Vệ sinh tay y khoa gắn liền với các thực hành vệ sinh liên quan quản lý y học và chăm sóc y học dự phòng hoặc làm giảm tối thiểu các bệnh và sự lây truyền các bệnh. Mục đích chính của rửa tay là để làm sạch các mầm bệnh (bao gồm vi khuẩn và virus) và các hóa chất có thể gây hại cho con người.

Vệ sinh tay đặc biệt quan trọng với người chế biến thức ăn hoặc làm việc trong lĩnh vực y tế, nhưng nó cũng là thực hành quan trọng đối với công chúng. Con người có thể bị nhiễm bệnh hô hấp như cảm, cúm nếu họ không rửa tay trướ khi chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.

Nguồn: https://www.cute-calendar.com/event/world-hand-hygiene-day/21089.html

Thứ hai, 27 Tháng 3 2017 21:49

Một tổng quan hệ thống trên Advances in Therapy đánh giá tác động của chương trình can thiệp quản lý trên tỷ suất kháng quinolone và nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc sức khỏe (HAIs). Kết quả phân tích cho thấy các khuyến cáo để nâng cao chương trình quản lý mục tiêu quinolone bao gồm chính sách hạn chế, kiểm toán trong tương lai với phản hồi của người kê toa, các biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, phát hiện sớm kháng thuốc mức độ thấp, chương trình giáo dục và hướng dẫn sử dụng tối ưu. Bào náp này đề xuất các can thiệp này nến được đẩy mạnh bằng các cách tiếp cận mới trong quản lý chẩn đoán để phát hiện nhanh các chất kháng khuẩn, bao gồm quang phổ phổ rộng, microarrays và giải mả trình tự bộ gen.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_world_tb_day_who_launches_tb_ethics_guidance_address_stigma#sthash.Sik2HFgv.dpuf

Thứ hai, 27 Tháng 3 2017 21:32

Liên Hiệp Quốc vừa công bố các hướng dẫn đạo đức để đảm bảo rằng các quốc gia thực hiện Chiến Lược tận diệt Lao của WHO duy trì các tiêu chuẩn đạo đức trong việc điều trị các trường hợp bị nhiễm. Hướng dẫn nhấn mạnh đến các mục tiêu và các giá trị bao quát: (1) tận diệt lao như là vấn đề công bằng xã hội, (2) đạo đức và quyền con người: nền tảng chính trong chiến lược tận diệt lao, (3) hướng dẫn các nguyên tắc và giá trị để giúp tận diệt lao và (4) nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ điều trị bệnh lao. Theo Giám Đốc chương trình lao toàn cầu của WHO TS. Mario Ravglione, “Chỉ khi nào các can thiệp hiệu quả và dựa trên bằng chứng được công bố bởi các khuôn khổ đạo đức tốt và tôn trọng quyền con người, chúng ta mới thành công trong việc đạt được mục đích đặt ra là tận diệt dịch lao và đạt được bảo hiểm y tế toàn cầu.”

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_world_tb_day_who_launches_tb_ethics_guidance_address_stigma#sthash.Sik2HFgv.dpuf

Thứ hai, 27 Tháng 3 2017 21:24

Trên blog của CDDEP, TS. BS. Nadhukar Pai và THS. Anita Svadzian, đối phó với sự loại bệnh lao ra khỏi danh sách các tác nhân gây bệnh ưu tiên của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). Trong khi sự loại bỏ bệnh lao làm các chuyên gia y tế công cộng lay động, WHO bảo vệ quyết định của họ, khẳng định rằng Lao vẫn là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Pai và Svadzian viết “Bất kể có sự nhầm lẫn nào do WHO gây ra và các cơ hội bị bỏ qua bao gồm bệnh lao là một trong các nổ lực ủng hộ quan trọng, nên nhớ rằng Lao đa kháng thuốc là vấn đề chính trong khủng hoảng kháng thuốc. Chỉ khoảng 50% bệnh nhân được điều trị lao kháng thuốc khỏi bệnh và kết quả tệ hơn nhiều đối với những bệnh kháng thuốc rộng. TS. Pai đăng bài bình luận trên The Lancet, “Giảm tử vong do lao toàn cầu – thời điểm để Ấn Độ tiến lên”, nêu tên Ấn Độ với khoảng 25% số ca lao toàn cầu, như là điểm bắt đầu của bệnh dịch.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_world_tb_day_who_launches_tb_ethics_guidance_address_stigma#sthash.Sik2HFgv.dpuf

Thứ hai, 27 Tháng 3 2017 21:11

Trên thế giới là bệnh ít được phát hiện, ít báo cáo và thường không được điều trị. Vào ngày Lao thế giới, chúng tôi ghi nhận một phần ba dân số thế giới bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis, vi khuẩn gây ra bệnh lao. Nhiều người không tiếp cận được với các điều trị có chất lượng và nhiều người bị nhiễm khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc. Theo quan điểm của chuyên gia The Quint, Giám đốc CDDEP Ramanan Laxminarayan viết, “Mỗi năm, nhiều ca mới được phát hiện và không may nhiều trường hợp hơn không được phát hiện. Báo cáo thiếu các trường hợp bệnh lao đã trở nên một trong những trở ngại đối với việc kiểm soát bệnh lao hiệu quả tại Ấn Độ”.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_world_tb_day_who_launches_tb_ethics_guidance_address_stigma#sthash.Sik2HFgv.dpuf

Thứ bảy, 18 Tháng 3 2017 19:58

Sáng 17/3, tại Lạng Sơn đã diễn ra buổi diễn tập phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 lây sang người được thực hiện với sự phối hợp của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 

Trước bối cảnh diễn biến dịch cúm gia cầm diễn ra phức tạp tại Trung Quốc, đồng thời lại xuất hiện thêm những trường hợp bệnh nhân xâm nhập từ Trung Quốc ở Đài Loan, Malaisia, Canada, ngành y tế và nông nghiệp Việt Nam cùng phối hợp tổ chức buổi diễn tập trên nhằm mục tiêu tăng cường khả năng phòng chống dịch cúm gia cầm, sẵn sàng đáp ứng các tính huống dịch có thể xảy ra.

Tại tỉnh Lạng Sơn hiện nay chưa ghi nhận bệnh nhân mắc Cúm A/H7N9 nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao do có 11 cửa khẩu với Trung Quốc và nhiều đường mòn lối mở khác; Gia cầm nhập lậu khó kiểm soát; Số lượng người xuất nhập cảnh nhiều. 

Để chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 lây sang người trên địa bàn tỉnh biên giới Lạng Sơn, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kịch bản diễn tập phòng chống cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh với các nội dung nhằm:

1.Củng cố kỹ năng điều tra, giám sát, xử lý tình huống xuất hiện trường hợp nghi ngờ mắc cúm A/H7N9.

2.Nâng cao kỹ năng đảm bảo an toàn sinh học, năng lực lấy mẫu bảo quản vận chuyển bệnh phẩm và phối hợp với đơn vị vận chuyển cấp cứu vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị.

3.Đánh giá thực trạng năng lực ứng phó dịch bệnh trên người cũng như trên gia cầm, đặc biệt là công tác phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch bệnh.

4.Nâng cao năng lực và hoàn thiện các hoạt động đáp ứng chống dịch.

Tình huống giả định được đặt ra là vào ngày 13/3/2017, Chi Cục Thú Y Lạng Sơn thông báo kết quả xét nghiệm trên gà, vịt có 01 mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút cúm A/H7N9 của gia đình bà Nông Thị H, địa chỉ khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. 

Để chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trên người, Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc đã tổ chức lập danh sách và giám sát sức khỏe những người trong gia đình Bà H và những người có  tiếp xúc  với gia cầm của gia đình. Nhận định đây có thể là một trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên người, Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Sở Y tế ( thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên người của tỉnh) ngay lập tức cử đội chống dịch cơ động số 1 tiến hành điều tra xác minh và xử lý tại thực địa.

Đội chống dịch cơ động đã nhanh chóng đến khoanh vùng, bao vây  ổ dịch trên đàn gia cầm mắc bệnh cúm A/H7N9 không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Tiếp đó, Đội giám sát, khoanh vùng, điều tra, xử lý ổ dịch trên người; Vận chuyển, cấp cứu bệnh nhân đến khu điều trị cách ly của tỉnh ( Phòng khám đa khoa khu vực Đồng Đăng). Cuối cùng, Đội cùng họp tổng kết, rút kinh nghiệm giữa các thành viên ban chỉ đạo diễn tập, các đơn vị tham gia và các thành viên tham gia diễn tập.  

Đối với các đơn vị thú ý, ngay sau khi nhận được Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, Chi cục Thú y đã lập tức thông báo cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, UBND huyện Cao Lộc thành lập ngay Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện Cao Lộc, tổ chức cuộc họp khẩn cấp triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm theo quy định, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh Cúm gia cầm gây ra, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Buổi diễn tập diễn ra thành công tốt đẹp và thể hiện rõ sự quyết tâm phòng chống nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng trong sự phối hợp thống nhất giữa Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Diễn tập cũng là dịp hai bên cùng rút kết những kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong công tác phòng dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cục Y tế dự phòng

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/1141/nganh-y-te-va-nong-nghiep-phoi-hop-dien-tap-phong-chong-cum-gia-cam-tai-lang-son

Trang