Thông tin

Chủ nhật, 19 Tháng 2 2017 14:56

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tới nay tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 340 trường hợp mắc chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017. Các trường hợp mắc ở người hiện được ghi nhận tại 13 tỉnh thành phố (An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông , Quý Châu, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Chiết Giang), trong đó tỉnh Tứ Xuyên lần đầu tiên ghi nhận ca bệnh. Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm mắc bệnh. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây nơi đã ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), thêm vào đó việc nhập lập gia cầm,sản phẩm gia cầm vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ xâm nhập vi rút cúm A(H7N9) từ vùng vùng có dịch.  Mặc dù, cho đến nay Việt nam chưa ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người.
 

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A (H7N9) sang người, xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Cơ quan đầu mối thực hiện IHR - Cục Y tế dự phòng.

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-quoc-te/1066/dich-benh-cum-a-h7n9-dang-gia-tang-manh-tai-trung-quoc

 

Chủ nhật, 12 Tháng 2 2017 15:18

Các vi khuẩn kháng thuốc có cơ chế kiểm soát gien có thể trục xuất hoặc tiêu hủy kháng sinh, tuy nhiên, các vi khuẩn dung nạp thuốc đơn giản có thể đi vào trạng thái bất hoạt hoặc phát triển chậm lại để tồn tại khi kháng sinh khuếch tán. Nghiên cứu của Đại học Hebrew Jeerusalem, công bố trên Science Escheriachia coli tiếp xúc với ampicillin qua nhiều thế hệ có thể trở nên kháng thuốc do đột biến gien ampC. Đạt được trạng thái dung nạp phải trải qua nhiều bước, tuy nhiên, bước đột biến đầu tiên làm chậm quá trình tăng trưởng, sau đó là quá trình đột biến ampC kháng amipicillin. GS Kim Lewis, Đại học Northeastern, người không liên quan tới nhóm nghiên cứu này, cho rằng “nhiều người, bao gồm cả tôi, đã tranh cải rất nhiều rằng quá trình dung nạp làm cho các tác nhân gây bệnh tồn tại và đấu tranh để được sống thêm một ngày, nhưng nghiên cứu này cho thấy khi đột biến kháng thuốc xảy ra dưới dạng dung nạp, vi khuẩn sống sót tốt hơn”

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_bacterial_tolerance_may_precede_resistance_should_you_finish_your#sthash.yJS1LD0L.dpuf

Chủ nhật, 12 Tháng 2 2017 14:51

Kết quả công bố trên tạp chí “Antimicrobial Agents and Chemotherapy” cho thấy khi thêm aztreonam vào ceftazidime và avibactam để điều trị nhiễm khuẩn gram âm đa kháng thuốc có thể làm tăng hiệu quả chống lại men metallo-beta-lactamase. Nhóm nghiên cứu cho rằng nếu thêm aztreonam vào liệu pháp điều trị kết hợp cefrazidime/avibactam, bộ đôi này sẽ bảo vệ aztreonam khỏi các men beta-lactamase khác, nhờ vậy aztreonam có thể tự do tiêu diệt các vi khuẩn. Sự kết hợp này đã được sử dụng để điều trị thành công cho hai bệnh nhân, một phụ nữ 72 tưởi bị nhiễm trùng xương đa kháng thuốc và một bệnh nhân trẻ tuổi được ghép thận bị nhiễm trùng huyết.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_bacterial_tolerance_may_precede_resistance_should_you_finish_your#sthash.4VBc3mTW.dpuf

Chủ nhật, 05 Tháng 2 2017 20:23

Trung tâm phát triển toàn cầu đề xuất một hiệp ước toàn cầu để giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và vạch ra khuôn khỗ của hiệp ước, liên quan tới nhiều quốc gia trọng điểm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhiều nhất. Các tác giả viết “Do không biết cụ thể mức độ chấp nhận sử dụng và số liệu sẵn có về tình hình sử dụng hiện tại rất hạn chế, do đó, hiệp ước cần được xây dựng để lôi kéo được các thành viên mới, điều chỉnh các mục tiêu khi có nhiều thông tin và lựa chọn thay thế hơn và có cơ chế ưu đãi thích hợp. Tuy nhiên, do tính cấp bách của vấn đề, những bước đầu tiên hướng tới xây dựng hiệp ước cần được thực hiện ngay bây giờ.

Nguồn: http://cddep.org/blog/posts/weekly_digest_antibiotics_may_accelerate_bacterial_reproduction_drug_resistant_malaria#sthash.4DMdxRDf.dpuf

Chủ nhật, 05 Tháng 2 2017 20:16

Mạng lưới giám sát kháng kháng sinh châu Âu (EARS-Net: The European Antimicrobial Resistance Surveillance Network) cảnh báo sự gia tăng của Escherichia coli, nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng tiểu và nhiễm trùng máu ở Châu Âu; và Klebsiella pneumonia, nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu, hô hấp và máu hàng đầu trong các cơ sở y tế. Bảng báo cáo thường niên tổng hợp số liệu của 29 quốc gia châu Âu và phân tích sự thay đổi từ 2012-2015. Trong cộng đồng chung Châu Âu, vi khuẩn E. coli kháng fluoroquinolones, cephalosporins thế hệ ba và aminoglycosides gia tăng từ 4.9% năm 2012 lên 5.3% năm 2015; và K. pneumonia tăng từ 17.7% năm 2012 lên 18.6% năm 2015.

Nguồn: http://cddep.org/blog/posts/weekly_digest_antibiotics_may_accelerate_bacterial_reproduction_drug_resistant_malaria#sthash.4DMdxRDf.dpuf

 

Chủ nhật, 05 Tháng 2 2017 20:09

Theo các nhà nghiên cứu của đại học Exeter, kết quả được đăng trên tạp chí Ecology & Evolution. Sau khi tiếp xúc với Escherichia coli trong 8 đợt điều trị kháng sinh doxycycline, các nhà nghiên cứu thấy vi khuẩn không chỉ tăng khả năng kháng thuốc mà còn sinh sản nhanh hơn và tăng số lượng lên gấp 3 lần so với trước khi tiếp xúc với kháng sinh. Theo tác giả chính GS. Robert Beardmore, kết quả này cho thấy vi khuẩn có thêm lợi ích khi chúng phát triển khả năng kháng thuốc.

Nguồn: http://cddep.org/blog/posts/weekly_digest_antibiotics_may_accelerate_bacterial_reproduction_drug_resistant_malaria#sthash.4DMdxRDf.dpuf

Chủ nhật, 05 Tháng 2 2017 20:01

Kháng Artemisinin, thuốc điều trị sốt rét thế hệ đầu tiên, được sản xuất tại Đông Nam Á và Tây Phi. Kháng Artemisinin được ghi nhận trên 4 người Anh trở về từ các quốc gia châu Phi khác nhau. Kháng Artemisinin toàn cầu chưa được mô tả đầy đủ, nhưng TS Colin Sutherland, Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London viết “Bởi vì bệnh nhân sống tại Vương Quốc Anh, nơi không có sốt rét, chúng ta biết nó nhưng đã không điều trị đầy đủ lần đầu tiên”. Nếu họ bị bệnh tại Châu Phi, “rất khó để xác định nếu họ chỉ bị muỗi cắn một lần”. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sốt rét kháng thuốc tại Vương Quốc Anh là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy chúng phổ biến hơn chúng ta nghĩ.

Nguồn: http://cddep.org/blog/posts/weekly_digest_antibiotics_may_accelerate_bacterial_reproduction_drug_resistant_malaria#sthash.4DMdxRDf.dpuf

Trang