Thông tin

Chủ nhật, 05 Tháng 2 2017 19:51

Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1960, sau khi methicillin được giới thiệu. Lúc đó, MRSA chỉ lây nhiễm trên bệnh nhân trong bệnh viện, viện dưỡng lão, hoặc các cơ sở y tế. Nhưng tới những năm 1990 biến thể mới bắt đầu lan rộng và nhanh chóng trở thành nguồn truyền nhiễm trong cộng đồng và các cơ sở y tế. NHững chủng mới này lây nhiễm và gây tử vong đáng kể trên toàn cầu và là mục tiêu để kiểm soát và dự phòng nhiểm khuẩn. Tỷ lệ hiện mắc MRSA tại Vương Quốc Anh cho thấy sức mạnh của chính sách công làm chậm sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.

Xem thêm: http://cddep.org/blog/posts/successful_public_policy_against_mrsa_united_kingdom#sthash.Nq9th8fb.dpbs

Chủ nhật, 05 Tháng 2 2017 16:57

Trước tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm và cúm ở người diễn biến phức tạp trên thế giới, ngày 19/01/2017, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan và các Tổ chức quốc tế (WHO, FAO, USCDC, USAID) tổ chức cuộc họp rà soát tình hình dịch bệnh cúm gia cầm và đánh giá nguy cơ dịch tại nước ta trong thời gian tới.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 04 tỉnh: Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy - là các tỉnh đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A(H7N9) trong vài năm gần đây. Các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm; chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A(H7N9), do đó nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9) nếu đến các khu vực có dịch.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2016 đã ghi nhận một số ổ dịch cúm gia cầm A(H5N1) và A(H5N6) tại một số hộ gia đình và đã được xử lý triệt để, kịp thời nên không có hiện tượng lây lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy mầm bệnh cúm gia cầm cũng đã ghi nhận tại một số mẫu môi trường và gia cầm tại các chợ bán gia cầm sống nên có nguy cơ tiếp tục xảy ra ổ dịch mới trên gia cầm và có thể lây sang người nếu không không áp dụng các biện pháp dự phòng quyết liệt và triệt để. Trong 2 năm 2015-2016, nước ta không ghi nhận trường hợp mắc cúm gia cầm ở người.

Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm và ở người trong giai đoạn 2003-2016, và đầu năm 2017 trên thế giới, trong nước, theo đó tình hình dịch cúm gia cầm có xu hướng gia tăng vào cuối năm và những tháng đầu năm, đặc biệt trong dịp tết nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm của gia cầm gia tăng, sự giao lưu, thương mại gia tăng giữa các vùng, miền, quốc gia; trong khi đó mầm bệnh cúm gia cầm đang tồn tại trong môi trường. Các đại biểu tham dự thống nhất đánh giá nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9) về từ vùng có dịch tại Trung Quốc và nguy cơ có thể xuất hiện ổ dịch mới trên gia cầm nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), từ đó có nguy cơ xảy ra các trường hợp mắc cúm gia cầm trên người ở nước ta nếu không áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây truyền vi rút từ gia cầm sang người.

Để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cúm trên gia cầm và ở người, trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục cảnh báo tới tất cả các cán bộ trong ngành không được chủ quan, lơ là trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và dịp đầu năm 2017; phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng, ... tăng cường kiểm tra việc nhập lậu giá cầm, xử lý việc vận chuyển, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc; đồng thời chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm và ở người, xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan; chủ động khai thác các bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tiền sử đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc với gia cầm để áp dụng các biện pháp điều trị, quản lý một cách phù hợp.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm sang người trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội đầu năm 2017, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 
Chủ nhật, 22 Tháng 1 2017 10:01

Bản đồ kháng thuốc, công cụ thu thập số liệu trực quan trên web được CDDEP phát triển, cho phép thăm dò tương tác kháng kháng sinh và xu hướng sử dụng kháng sinh trên toàn cầu. Y học du lịch và bệnh truyền nhiễm đã nâng cấp bản đồ kháng thuốc thành công cụ giúp các bác sĩ y học du lịch cập nhật các thông tin kháng thuốc tại các điểm đến của người bệnh của họ. Với số liệu cập nhật nhất, bản đồ kháng thuốc hiện có số liệu sử dụng kháng sinh của 75 quốc gia và số liệu kháng thuốc của 49 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và hơn 30 nước Châu Âu và đang mở rộng ra các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.26bdYXMY.dpuf

Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 22:16

Vắc xin Zika được Bộ dịch vụ nhân sinh và sức khỏe Hoa Kỳ và Cơ quan phát triển và nghiên cứu y sinh học chuyên sâu đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vắc xin triển vong này sử dụng công nghệ ARN thông tin mới (mRNA) liên kết các protein đặc hiệu của Zika để tạo đáp ứng miễn dịch. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang hỗ trợ phát triển một vắc xin Zika khác với mục tiêu là có được một vắc xin hiệu quả vào năm 2018 cho nhóm dân số nguy cơ và được dùng rộng rãi vào năm 2020.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.26bdYXMY.dpuf

Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 22:07

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố bảng đồ tương tác để hỗ trợ cho các sở y tế của các bang trong nổ lực kiểm soát kháng kháng sinh. Công cụ này gồm phân tích kinh phí hoạt động, bao gồm các chương trình đối phó và dự phòng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hỗ trợ các phòng xét nghiệm khu vực phát thiện ra các nguy cơ mới. Năm 2016, Quốc Hội đã cấp 160 triệu USD cho CDC trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.26bdYXMY.dpuf

Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 18:51

Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 142 chủng Salmonella phân lập từ lợn tại năm điểm giết mổ ở Trung Quốc và tìm thấy gien MCR-1 kháng colistin trong 21 chủng (14,8%). Tất cả 21 chủng kháng colistin trên kết quả kháng sinh đồ, > 80% kháng ampicillin, streptomycin, florfenicol, tetracycline, trimethoprim-sulfamethoxazole (co-trimoxazole) và gentamicin.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.YiGOtZlM.xEokRFay.dpuf

Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 18:39

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí bệnh truyền nhiễm Lancet phân tích số liệu từ các điều tra tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ em được ECDC thực hiện từ 05/2011 tới 11/2012 trên 1149 bệnh viện ở Châu Âu. Tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 4,2%, cao nhất tại các đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh và nhi. Trong tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện, phổ biến nhất là nhiễm khuẩn huyết (45%), nhiễm khuẩn hô hấp dưới (22%) và nhiễm trùng đường tiêu hóa (8%).

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.YiGOtZlM.xEokRFay.dpuf

Trang