Thông tin

Thứ ba, 11 Tháng 4 2017 21:10
Ngày 10-4, Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu Sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới.

Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ khách nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu; đặc biệt chú ý những người đến từ vùng có dịch cúm A(H7N9) và các chủng virus gia cầm khác; xử lý y tế kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tham mưu với UBND tỉnh tổ chức diễn tập liên ngành phòng chống dịch cúm gia cầm.

Tang cuong kiem dich y te bien gioi de phong chong dich cum gia cam - Anh 1

Lạng Sơn siết chặt kiểm dịch y tế

Các địa phương tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân sử dụng gia cầm có nguồn gốc, đảm bảo ATTP; thông tin kịp thời để người dân không hoang mang; kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh, nhất là tại các tỉnh trọng điểm có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm cao và các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) ở người. Mọi người không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc; đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, người dân phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý những người trở về nước từ nơi có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo khách du lịch khi đi đến các nước đang có dịch bệnh cúm A(H7N9) không nên đi đến khu vực giết mổ gia cầm; tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm; thường xuyên rửa tay với xà phòng; luôn tuân thủ ATVSTP vv…

Thanh Hằng

http://www.baomoi.com/tang-cuong-kiem-dich-y-te-bien-gioi-de-phong-chong-dich-cum-gia-cam/c/21981581.epi

 

 

Chủ nhật, 09 Tháng 4 2017 13:41

Kháng thuốc đã xuất hiện các đây nhiều thập kỷ trong thể bất hoạt và lỏng lẻo, trong khi sử dụng kháng sinh tăng nhanh và tốc độ tiến hóa của tác nhân gây bệnh đang tăng nhanh hơn. Laurie Garrett, chuyên gia Hội đồng quan hệ quốc tế về sức khỏe toàn cầu và Ramanan Laxminarayan, Giám đốc CDDEP tảo luận về sự xuất hiện của gien kháng thuốc qua plasmid, nhưng các hành động phối hợp toàn cầu và nỗ lực chính sách gần đây vẫn chưa được thực hiện. Họ cho rằng “Gia tăng kháng thuốc là vấn đề lâu dài, cho thấy một viễn cảnh rất khắc nghiệt gia tăng theo thời gian.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_translating_political_commitment_national_action_amr_seasonal_flu_vaccine#sthash.4Lk8Olj0.dpuf

Chủ nhật, 09 Tháng 4 2017 13:29

Trong dự án “người dân là nhà nghiên cứu” này, các tình nguyện viên được cho xem lọ cấy môi trường tăng trưởng của vi khuẩn lao Mycobacterium với các liều kháng sinh khác nhau. Người xem được yêu cầu chỉ ra những lọ nào có vi khuẩn tăng sinh. BashtheBug là một phần của dự án CRyPTIC, thu thập và phân tích hơn 100.000 mẫu bệnh lao cho tới năm 2020. Theo TS Philip Fowler, trưởng nhóm nghiên cứu, “Biết được kháng sinh nào hiệu quả đối với loại vi khuẩn nào đó rất quan trọng để điều trị bệnh nhân hiệu quả, mà vẫn hạn chế sự kháng thuốc của sinh vật... Cấy và xem xét các đĩa cấy vi khuẫn lao là qui trình rất tốn thời gian, nhưng bằng cách tăng hỗ trợ trên mạng chúng tôi hy vọng có thể xem xét được 40 triệu hình ảnh, việc mà chúng tôi không thể làm một mình được.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_translating_political_commitment_national_action_amr_seasonal_flu_vaccine#sthash.4Lk8Olj0.dpuf

Chủ nhật, 09 Tháng 4 2017 13:02

Chủ đề của Triển lãm Nông nghiệp quốc tế VIV Châu Á năm nay là giảm dùng kháng khuẩn. Sasi Jaroenpos, cơ quan phát triển chăn nuôi Thái Lan phát biểu nhu cầu cần thiết phải hợp tác giữa các khu vực công và tư để theo dõi việc buôn bán các thức ăn có chưa thuốc trong nước và qua biên giới. Sasi giải thích rằng: “thiếu hạn chế sản xuất thực phẩm sử dụng thuốc, hỗn hợp thuốc có nồng độ cao, bao gồm tiếp cận với kháng sinh không có sự giám sát của thú y, có thể dẫn tới tỷ suất kháng kháng sinh ở châu Á cao hơn châu Âu. Nhiều diễn giả nói về các phương pháp thay thế kháng sinh để giúp động vật khỏe mạnh và phát triển.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_translating_political_commitment_national_action_amr_seasonal_flu_vaccine#sthash.4Lk8Olj0.dpuf

Chủ nhật, 09 Tháng 4 2017 12:51

Nga đã hỗ trợ tổ chức lương nông quốc tế (FAO) 3,25 triệu đô cho cuộc chiến chống lại kháng thuốc đang gia tăng (AMR) trong thực phẩm và các nông trại. Dự án được thực hiện tại Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan. Mục tiêu nhằm (1) đẩy mạnh các biện pháp pháp lý và  điều chỉnh và phát triển kế hoạch hành động quốc gia dự phòng kháng thuốc lan rộng, (2) tăng nhận thức của các bên liên quan, (3) xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi kháng thuốc trong chuỗi thực phẩm và nông nghiệp. Phó Giám đốc FAO, Maria Helena khen ngợi Nga đã hỗ trợ, nói “Kháng thuốc liên quan mật thiết tới sức khỏe, chăm sóc y tế và hệ thống sản xuất thực phẩm an toàn và môi trường. Rõ ràng nếu kháng thuốc không được kiểm tra sẽ để lại viễn cảnh mờ nhạt trong tương lai.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_translating_political_commitment_national_action_amr_seasonal_flu_vaccine#sthash.4Lk8Olj0.dpuf

Chủ nhật, 09 Tháng 4 2017 10:19

Báo cáo các bệnh truyền nhiễm số đặc biệt nhấn mạnh đến các điều khoản hỗ trợ tài chính bền vững, giáo dục đa ngành và nhiều khía cạnh khác về quản lý kháng khuẩn. Nội dung gồm điều khoản “Liên kết chính sách sử dụng bền vững với khuyến khích ý tưởng kinh tế sáng tạo để thúc đẩy các nghiên cứu và phát triển kháng sinh” thảo luận như cầu cần có mô hình kinh tế mới tập trung vào khen thưởng sự đổi mới trong khi xây dựng các quy định về tiếp cận và sử dụng bền vững.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_translating_political_commitment_national_action_amr_seasonal_flu_vaccine#sthash.4Lk8Olj0.dpuf

Thứ năm, 30 Tháng 3 2017 21:13

Ngày được tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) đưa ra và khuyến khích bệnh nhân và các thành viên trong gia đình họ tham gia nhân viên y tế qua nổ lực thực hành rửa tay. Theo WHO, mỗi năm hàng trăm triệu bệnh nhân trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi nhiễm khuẩn do chăm sóc sức khỏe. Hơn 50% các nhiễm khuẩn này có thể dự phòng được nếu người chăm sóc rửa tay đúng cách tại những thời điểm quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân.

Vệ sinh tay là hoạt động rửa tay có hoặc không sử dụng nước hoặc các chất lỏng khác hoặc dùng xà phòng vì mục đích loại bỏ chất bẩn, đất và/hoặc vi sinh vật. Vệ sinh tay y khoa gắn liền với các thực hành vệ sinh liên quan quản lý y học và chăm sóc y học dự phòng hoặc làm giảm tối thiểu các bệnh và sự lây truyền các bệnh. Mục đích chính của rửa tay là để làm sạch các mầm bệnh (bao gồm vi khuẩn và virus) và các hóa chất có thể gây hại cho con người.

Vệ sinh tay đặc biệt quan trọng với người chế biến thức ăn hoặc làm việc trong lĩnh vực y tế, nhưng nó cũng là thực hành quan trọng đối với công chúng. Con người có thể bị nhiễm bệnh hô hấp như cảm, cúm nếu họ không rửa tay trướ khi chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.

Nguồn: https://www.cute-calendar.com/event/world-hand-hygiene-day/21089.html

Trang