Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 142 chủng Salmonella phân lập từ lợn tại năm điểm giết mổ ở Trung Quốc và tìm thấy gien MCR-1 kháng colistin trong 21 chủng (14,8%). Tất cả 21 chủng kháng colistin trên kết quả kháng sinh đồ, > 80% kháng ampicillin, streptomycin, florfenicol, tetracycline, trimethoprim-sulfamethoxazole (co-trimoxazole) và gentamicin.
Điểm báo
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí bệnh truyền nhiễm Lancet phân tích số liệu từ các điều tra tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ em được ECDC thực hiện từ 05/2011 tới 11/2012 trên 1149 bệnh viện ở Châu Âu. Tỷ lệ hiện mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 4,2%, cao nhất tại các đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh và nhi. Trong tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện, phổ biến nhất là nhiễm khuẩn huyết (45%), nhiễm khuẩn hô hấp dưới (22%) và nhiễm trùng đường tiêu hóa (8%).
Tedizolid là phương pháp điều trị thay thế hiệu quả đối với MRSA (Staphylococcus aureus kháng Methicillin); nghiên cứu theo dõi tỷ lệ hiện mắc và hậu quả của viêm phổi do MRSA và MSSA (Staphylococcus aureus nhạy Methicillin) tại Hoa Kỳ từ 2009-2012. MRSA có thể được điều trị bằng Vancomycin, nhưng do khuynh hướng kháng thuốc mới đã thúc đẩy những nhà nghiên cứu tìm giải pháp điều trị thay thế như tedizolid, kháng sinh lớp oxazolidone. Phân tích gộp 15 thử nghiệm lâm sàng đăng trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC cho thấy tedizolid tốt hơn vancomycin khi dùng điều trị viêm phổi do MRSA và MSSA.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí kiểm soát nhiễm khuẩn Hoa Kỳ xác định tỷ lệ hiện mắc và hậu quả của viêm phổi do S. aureus nhạy và kháng methicillin (MRSA và MSSA) trên các bệnh nhân nội trú tại Hoa Kỳ từ 2009 tới 2012. Tỷ lệ nhiễm MRSA giảm từ 75,6 ca xuống còn 56,6 ca/100.000 trường hợp xuất viện, trong khi tỷ lệ MSSA giảm khiêm tốn hơn. Tỷ suất mắc chết giảm đối với MRSA (7,9% xuống 6,4%) và MSSA (6,9% xuống 4,7%).
Nguồn:
Điều tra được BioMérieux tài trợ nhằm giám sát ra toa kháng sinh và kháng thuốc trên phạm vi toàn cầu trên những bệnh nhân nội trú sẽ được tiến hành từ tháng 01 – 06 năm 2017. Điều tra này mời các bệnh viện tại tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia. Kết quả sẽ cung cấp thông tin về tỷ suất kháng thuốc và kê toa kháng sinh, xác định mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng kê toa, và hỗ trợ xây dựng các chương trình can thiệp bệnh viện để nâng cao hiệu quả ra toa kháng sinh. Điều tra tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong bệnh viện và kháng thuốc toàn cầu được tiến hành năm 2015 gồm 355 bệnh viện thuộc 53 quốc gia trên thế giới.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết như trên tại hội nghị tổng kết hoạt động phòng, chống dịch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 chiều 16.1
Theo bác sĩ Dũng, năm 2016 toàn thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận, huyện đã lập biên bản xử phạt 143 trường hợp (cá nhân, tổ chức) không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika... với tổng số tiền xử phạt là gần 134 triệu đồng.
Năm 2016, dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn ở mức cao tại TP.Hồ Chí Minh: trên 22.000 ca mắc sốt xuất huyết, tương đương năm 2015; 5.740 ca mắc tay chân miệng, giảm 35% so với cùng kỳ. Riêng bệnh do vi rút Zika toàn thành phố đã có 190 ca mắc, trong đó có 38 thai phụ.
Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
(Nguồn: http://thanhnien.vn/suc-khoe/xu-phat-143-truong-hop-khong-phong-chong-dich-benh-784343.html)
Ngày 26-27/12 vừa qua, tại Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Bệnh truyền nhiễm mới nổi và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika giữa các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Hội thảo do Việt Nam tổ chức trước bối cảnh các dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ kinh nghiệm tích cực giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á. Nhằm tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm của các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, Hội thảo lần này có sự tham gia của các đại biểu đến từ các quốc gia trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế WHO, USCDC, PATH, P&R, với sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với các mối đe dọa bệnh dịch mới nổi với các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội và y tế công cộng. Trong đó các bệnh dịch mới nổi như SARS, Cúm A (H5N1), MERS-CoV, Ebola, Sốt vàng, Zika với tỷ mắc cao và nguy cơ bùng phát thành dịch rất lớn. Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông đang là điểm nóng về các bệnh truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Năm 2016, sự xuất hiện của bệnh do vi rút Zika tại các quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Á, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông với những diễn biến phức tạp, là một sự kiện y tế công cộng thế giới và được các quốc gia đặc biệt quan tâm.
Do đó, Hội thảo ưu tiên tập trung vào các hoạt động phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, các bệnh mới nổi, đẩy mạnh xây dựng mối quan hệ đối tác và huy động nguồn lực cho khu vực trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong thời điểm hiện nay.
Mục tiêu của hội thảo là cập nhật tình hình bệnh truyền nhiễm mới nổi; Tháo gỡ khó khăn, thách thức trong giám sát, đánh giá nguy cơ và đáp ứng dịch bệnh; Chia sẻ thông tin về bệnh do Zika viruts, công tác chuẩn bị và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika và đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.
Tại hội thảo, đại diện các nước tham dự đã trình bày về tình dịch bệnh mới nổi, công tác chuẩn bị và đáp ứng với dịch bệnh mới nổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh mới nổi, cũng như thực trạng và công tác đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika. Hội thảo đã tập trung thảo luận về các biện pháp hợp tác của khu vực trong đánh giá nguy cơ, giám sát, xét nghiệm, kiểm soát véc tơ, truyền thông nguy cơ và chia sẻ thông tin. Đặc biệt, các quốc gia đã cùng đánh giá nguy cơ của dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực. Căn cứ theo các số liệu, các thông tin về vi rút, dịch tễ học, hệ thống y tế của các quốc gia trong khu vực, cung như sự tăng cường phối hợp giữa các quốc gia, hội thảo đã nhận định nguy cơ bùng phát trên diện rộng dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực là khá thấp.
Hội thảo lần này do Việt Nam tổ chức là một trong những nội dung triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Bộ trưởng các nước ASEAN tại cuộc họp đặc biệt trực tuyến về phối hợp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực đã được tổ chức vào ngày 19/9/2016.
Một số hình ảnh trong Hội thảo:
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế