Điểm báo

Thứ hai, 02 Tháng 1 2017 14:28

Trong năm 2016, đặc biệt trong những tháng cuối năm tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) chủng cúm A(H5) tiếp tục được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt, kể từ tháng 6/2016, chim hoang dã và gia cầm ở nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á như tại Áo, Croatia, Đan Mạch, Đức, Hungary, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Ba Lan, Nga, và Thụy Sĩ được phát hiện nhiễm vi rút cúm gia cầm A(H5N8). Các nhà khoa học nhận định có mối liên hệ giữa nguyên nhân chết ở chim hoang dã, di cư và các vụ dịch tại các trang trại nuôi gia cầm.

Trên người, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liên tục ghi nhận các trường hợp mắc các chủng cúm A(H5) động lực cao như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) tại Trung Quốc, Ai Cập trong năm 2016. Ngoài ra, các trường hợp mắc cúm A(H7N9) cũng được ghi nhận rải rác tại Trung Quốc đại lục (124), Hồng Kông (01). Đặc biệt, ngày 24/12/2016 Trung Quốc thông báo đã ghi nhận trường hợp cúm A(H9N2) tại Quảng Đông và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh WHO đã tổ chức đánh giá nguy cơ (ngày 19/12/2016) và nhận định rằng các trường hợp mắc vi rút cúm gia cầm thường có tiếp xúc với gia cầm sống hoặc môi trường bị ô nhiễm; vi rút cúm gia cầm hiện chưa có khả năng lây truyền bền vững từ người sang người song nguy cơ bị nhiễm bệnh của hành khách khi đến/ trở về từ vùng dịch là hoàn toàn có thể.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2016 đã ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm cúm A(H5N1) và cúm A(H5N6) tại một số hộ gia đình. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xử lý triệt để các ổ dịch trên gia cầm và không để lây truyền dịch bệnh sang người. Trong thời gian tới vào dịp cuối năm và mùa lễ hội, nhu cầu tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm sẽ gia tăng. Vì vậy, có nguy cơ ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm trên người nếu không áp dụng các biện ngăn ngừa lây truyền vi rút từ gia cầm trên người.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm sang người trong dịp cuối năm 2016 và mùa lễ hội đầu năm 2017, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 11:41

Chương trình nghị sự kháng kháng sinh cần bao gồm cải tiến chẩn đoán và điều trị vi nấm kháng thuốc. Các chuyên gia bình luận trên tạp chí bệnh truyền nhiễm mới nổi (Emerging Infectious Diseases) về nhu cầu cần nâng cao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị vi nấm trong các chương trình nghị sự kháng kháng sinh. Các tác giả nhấn mạnh rằng thiếu các xét nghiệm chẩn đoán bệnh do vi nấm, làm nghiêm trọng thêm chủ nghĩa kinh nghiệm trong sử dụng kháng sinh, cả kháng kháng sinh và kháng thuốc chống nấm. Các tác giả cho tằng chẩn đoán nhiễm trùng và hen suyễn do nấm không chính xác thường dẫn tới việc sử dụng kháng sinh phổ rộng không hợp lý mà đúng ra phải sử dụng thuốc kháng nấm. Các tác giả kết luận, thiếu các phương tiện và kết quả chẩn đoán nhiễm nấm trong việc ra toa và điều trị tác nhân nhiễm khuẩn không hợp lý và vượt qua khỏi kinh nghiệm sử dụng thuốc kháng nấm làm cho hàng triệu bệnh nhân bị nhiễm nấm nhưng không được chẩn đoán xác định.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_ebola_vaccine_offers_100_percent_protection_us_antibiotic_use_food_animals#sthash.w9Fp2lZw.dpuf

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 11:31

Sử dụng kháng sinh trong thức ăn của động vật vẫn tăng, theo báo cáo của FDA. Trong báo cáo hàng năm về buôn bán và tiêu thụ động vật nuôi làm thực phẩm của Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDAD), dựa trên số liệu giám sát năm 2015. Buôn bán và tiêu thụ kháng sinh tăng 1% giữa 2014 và 2015 (số tăng hàng năm thấp nhất từ 2009) và sử dụng kháng sinh được xem là quan trọng về mặt y tế tăng 2%. Lượng Aminoglycosides bán ra tăng 13% trong 2014 và 2015 và cephalosporin tăng 61%. Kháng sinh quan trọng trong y tế chiếm 62% trong sản lượng kháng sinh bán ra cho mục đích sử dụng trong chăn nuôi động vật làm thực phẩm; khoảng 70% kháng sinh quan trọng trong y tế tại Hoa Kỳ được bán ra được dùng trong chăn nuôi.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_ebola_vaccine_offers_100_percent_protection_us_antibiotic_use_food_animals#sthash.w9Fp2lZw.dpuf

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 11:24

Nhiễm khuẩn tai ở trẻ, giảm thời gian dùng kháng sinh so với quy trình chuẩn có thể làm bệnh xấu đi. Các nhà nghiên cứu tìm thấy nếu giới hạn thời gian điều trị kháng sinh có thể điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ kháng thuốc ở trẻ viêm tai giữa. Các nhaa2 nghiên cứu phân ngâu nhiên 520 trẻ viêm tai giữa vào nhóm điều trị clavulanate-amoxicillin trong 10 ngày và 5 ngày tiếp theo sử dụng placebo. Kết quả là trong 5 ngày dùng placebo nguy cơ thất bại lâm sàng tăng 17% (77 trong số 229 trẻ) so với trẻ được điều trị đúng quy trình chuẩn (39 trong số 238 trẻ). Quy trình điều trị ngắn hơn cũng không có hiệu quả trong việc giảm kháng kháng sinh.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_ebola_vaccine_offers_100_percent_protection_us_antibiotic_use_food_animals#sthash.w9Fp2lZw.dpuf

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 11:15

Tại Hoa Kỳ, các bệnh viện có tỷ suất nhiễm MRSA và C difficile cao bị phạt. Chính phủ liên bang đã cắt các khoản thanh toán chăm sóc y tế của 769 bệnh viện có tỷ suất bệnh nhân bị chấn thương cao, kể từ lần đầu tiên nhiễm khuẩn Staphylococcis aureus kháng Methicillin (MRSA) và Clostridium difficile lây lan. 25% bệnh viện có tỷ suất nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất sẽ mất 1% các khoản thanh toán chăm sóc y tế trong 1 năm, theo Hiệp hội các trường y khoa Hoa Kỳ khoảng này sẽ nhiều hơn 1 triệu đô đối với nhiều bệnh viện lớn và tổng cộng khoảng 430 triệu đô la.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_ebola_vaccine_offers_100_percent_protection_us_antibiotic_use_food_animals#sthash.w9Fp2lZw.dpuf

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 10:59

Enterobacteriaceae kháng carbapenem được xác định tại các trang trại lợn ở Hoa Kỳ. Nhiều chủng vi khuẩn có gien IMP-27 liên quan tới kháng thuốc được xác định trên 18 dòng phân lập được thu thập từ môi trường trong các trang trại nuôi lợn tại Hoa Kỳ, mặc dù vi khuẩn không được chẩn đoán trên bất kỳ con lợn nào. Carbapenems không được chấp nhận sử dụng trong thức ăn cho động vật tại Hoa Kỳ và không có bằng chứng cho thấy chúng được sử dụng trong các trang trại được lấy mẫu. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng các dòng IMP-27 liên quan tới kháng sinh ceftiofur, họ kháng sinh cephalosporin được dùng trong giai đoạn nuôi lợn sớm. Gien IMP-27 không được phân lập trong phân lợn nhưng các nhà nghiên cứu đã báo cáo chúng được tìm thấy từ các mẫu phân từ cùng một trang trại.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_century_cures_act_changes_antibiotic_approval_pathway_carbapenem#sthash.S6Kq9NyT.dpuf

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 10:33

Trung Quốc và Anh đã ký bảng ghi nhớ cam kết hợp tác nghiên cứu kháng kháng sinh. Trong năm 2016, Trung Quốc và Anh đã tiến hành đối thoại cấp cao, hai quốc gia đưa ra nhiều thoải thuận bao gồm bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu kháng kháng sinh và đổi mới. Theo bản cam kết, Chính phủ Trung Quốc sẽ được Chính phủ Anh hỗ trợ ngân sách cho nghiên cứu song phương về kháng kháng sinh.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_century_cures_act_changes_antibiotic_approval_pathway_carbapenem#sthash.S6Kq9NyT.dpuf

Trang