Điểm báo

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 10:29

Bệnh nhân viêm màng não do lạo đa kháng thuốc có nguy cơ tử vong cao hơn, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí bệnh truyền nhiễm lâm sáng (Clinical Infectious Diseases). Nghiên cứu này thực hiện trên 342 bệnh nhân được quản lý tại trung tâm lao New York từ 1992 tới 2001. Hơn 50% - 183 bệnh nhân chết trước khi hoàn tất điều trị với thời gian sống trung vị ít hơn 1 tháng. Các tác giả cho rằng “kết quả này ủng hộ việc đánh giá liên tục các kỹ thuật chẩn đoán nhanh và bổ sung các thuốc thế hệ hai cho những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm lao đa kháng thuốc trên lâm sàng”. Hướng dẫn mới được đăng trên tạp chí truyền nhiễm lâm sáng, được ủng hộ bởi những tiến bộ trong chẩn đoán, xác định được nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và thấp, các  khuyến nghị trong chẩn đoán và hệ thống phân loại bệnh lao mới.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_century_cures_act_changes_antibiotic_approval_pathway_carbapenem#sthash.S6Kq9NyT.dpuf

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 10:22

Nghiên cứu về lao đa kháng thuốc tại Thượng Hải tập trung vào những bệnh nhân được chẩn đoán từ 2009 tới 2012. Trong số 324 bệnh nhân lao đa kháng thuốc để phân tích gien, 103 chủng đa kháng thuốc được xác định (68 chủng đột biến kháng rifampicin), thuộc về 38 cụm gien. Phân tích mạng truyền dẫn của 38 cụm gien cho thấy 22 (87%) trong số 38 cụm tích lũy thêm các đột biến kháng thuốc trong quá trình di truyền.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_century_cures_act_changes_antibiotic_approval_pathway_carbapenem#sthash.S6Kq9NyT.dpuf

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 10:11

Tại châu Mỹ La tinh, số liệu giám sát sử dụng và kháng kháng sinh còn nhiều thiếu sót. Hai chuyên gia về kháng kháng sinh viết trên blog Longitude Prize đã so sánh phạm vi rộng lớn của vấn đề - vi khuẩn đa kháng thuốc gây ra hơn 50% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện tại Brazil, Bolivia và Peru cùng với sự thiếu nghiêm trọng các số liệu giám sát về kháng thuốc và sử dụng kháng sinh. Tháng 10/2015, Hội đồng tổ chức sức khỏe thế giới khu vực châu Mỹ đã đưa ra kế hoạch hành động chống lại kháng kháng sinh tại Mỹ La Tinh. Các tác giả kêu gọi chính phủ ủng hộ các sáng kiến về giám sát và xác định các vi sinh vật đa kháng thuốc.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_century_cures_act_changes_antibiotic_approval_pathway_carbapenem#sthash.w117WcuT.dpuf

Thứ năm, 15 Tháng 12 2016 14:04

Nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên tái nhập viện khoa cấp cứu vì nhiễm khuẩn mô mềm và da. Một nghiên cứu từ của các nghiên cứu viên CDDEP và cộng sự, được công bố trên tạp chí Dịch tễ học và truyền nhiễm (Epidemiology & Infection), đánh giá các yếu tố liên quan tái nhập viện khoa cấp cứu vì nhiễm khuẩn da và mô mềm, sử dụng số liệu xuất viện của khoa cấp cứu bệnh viện California từ 2005-2011. Hơn 16% trong số 200.000 bệnh án bị nhiễm khuẩn da và mô mềm (SSTI) khi tái nhập viện trong vòng 6 tháng kể từ lần nhập viện đầu tiên. Lạm dụng rượu hoặc thuốc và bệnh gan (OR=1,4) và béo phì (OR=1,3) có liên quan tới SSTI ở lần nhập viện sau. Bệnh nhân nhiễm khuẩn có thủ thuật và dẫn lưu hoặc thông khí có nguy cơ tái nhập viện khoa cấp cứu cao hơn (OR: 1,1).

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_century_cures_act_ch

 

Thứ năm, 15 Tháng 12 2016 14:04

Nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên tái nhập viện khoa cấp cứu vì nhiễm khuẩn mô mềm và da. Một nghiên cứu từ của các nghiên cứu viên CDDEP và cộng sự, được công bố trên tạp chí Dịch tễ học và truyền nhiễm (Epidemiology & Infection), đánh giá các yếu tố liên quan tái nhập viện khoa cấp cứu vì nhiễm khuẩn da và mô mềm, sử dụng số liệu xuất viện của khoa cấp cứu bệnh viện California từ 2005-2011. Hơn 16% trong số 200.000 bệnh án bị nhiễm khuẩn da và mô mềm (SSTI) khi tái nhập viện trong vòng 6 tháng kể từ lần nhập viện đầu tiên. Lạm dụng rượu hoặc thuốc và bệnh gan (OR=1,4) và béo phì (OR=1,3) có liên quan tới SSTI ở lần nhập viện sau. Bệnh nhân nhiễm khuẩn có thủ thuật và dẫn lưu hoặc thông khí có nguy cơ tái nhập viện khoa cấp cứu cao hơn (OR: 1,1).

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_century_cures_act_ch

 

Thứ bảy, 26 Tháng 11 2016 15:54

Nhiễm khuẩn bệnh viện kháng thuốc, Pseudomonas aeruginosa, tăng đều đặn ở trẻ em Hoa Kỳ trong thập kỷ qua. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội nhiễm khuẩn nhi khoa, các nhà khoa học CDDEP và cộng sự báo cáo sự gia tăng của Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc và kháng carbapenem giai đoạn 1999 và 2012. Tỷ lệ P. aeruginosa đa kháng thuốc tăng từ 15,4% năm 1999 lên 26% năm 2012 và kháng carbapenem tăng từ 9,4% lên 20%. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của chiến lược dự phòng tích cực, bao gồm giám sát vi khuẩn và chương trình quản lý kháng sinh trong các cơ sở nhi khoa.
Xem thêm: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_mdr_pseudomonas_increasing_us_children_unicef_reports_14_million_children#sthash.1G4F11LO.dpuf

Thứ năm, 24 Tháng 11 2016 17:16

Sau khi em trai được xác định nhiễm virus Zika, người chị cũng nhập viện với biểu hiện tương tự và kết quả cho biết chị dương tính với virus Zika.

Ngày 22-11, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục ghi nhận thêm ca nhiễm virus Zika thứ hai. Ca nhiễm này là chị ruột, sống cùng nhà với bệnh nhân đầu tiên trước đó nhiễm bệnh tại khu phố Tân Phú, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành.

2 chị em ruột cùng nhiễm zika

Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh từ ngày 31-10, sau người em trai 1 ngày với các triệu chứng như sốt, đau nhức đầu, nổi phát ban và đã được khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bà Rịa.

Sau khi bệnh viện gửi mẫu xét nghiệm lên Viện Pasteur TP HCM, đến ngày 17-11 có kết quả thông báo bệnh nhân này dương tính với virus Zika.

Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khoanh vùng ổ dịch, tổ chức diệt lăng quăng, phun hóa chất trong khu vực ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, trong ngày nghành y tế cũng khám, tư vấn cho 80 phụ nữ mang thai tại huyện Tân Thành. Bước đầu, sức khỏe những phụ nữ này đều bình thường.

Trước đó, ca nhiễm đầu tiên tại tỉnh là một nam thanh niên 19 tuổi, em ruột của bệnh nhân thứ 2. Sau khi đi thăm bạn gái về, người này có biểu hiện của bệnh và được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới. Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân dương tính với virus Zika.

 

Theo www.nld.com.vn

 

Trang