Điểm báo

Thứ bảy, 08 Tháng 10 2016 07:56

Quốc Hội Hoa Kỳ đã chi 1,1 tỷ đô cho cuộc chiến chống lại Zika, virus đang lây lan tại Florida và truyền tới Thái Lan. Ngân sách này là một phần của dự luật chi tiêu nhiều hơn để đảm bảo chính quyền liên ban vận hành tới 09 tháng 12. Phần lớn ngân sách – 935 triệu dành cho quốc nội và 175 triệu sử dụng cho bên ngoài. Chi tiêu quốc nội trực tiếp cho các hoạt động dự phòng và đối phó với virus và phát triển phương pháp điều trị. Quốc hội cũng thông qua 152 triệu đô cho viện quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm để nghiên cứu vaccine, 394 triệu cho trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật và 387 triệu đô cho quỹ hoạt động của bộ sức khỏe và dịch vụ con người khẩn cấp công. Hơn 3000 trường hợp nhiễm Zika đã đươc báo cáo tại Hoa Kỳ, mặc dù hầu hết các ca là do du lịch ở nước ngoài.

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_congress_approves_funding_zika_efforts_measles_eliminated_americas#sthash.cXSroCWo.dpuf

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:56

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Châu Âu (ECDC) phát hành các tài liệu, hướng dẫn và các khóa đào tạo trực tuyến để dự phòng và kiểm soát vi khuẩn kháng kháng sinh và các nhiễm khuẩn bệnh viện.

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_congress_approves_funding_zika_efforts_measles_eliminated_americas#sthash.cXSroCWo.dpuf

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:42

Tuyên bố chung của Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN về ứng phó với dịch bệnh do vi rút Zika

Chúng tôi, Bộ trưởng Y tế/Trưởng đoàn đại biểu các nước gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đặc biệt về ứng phó với dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực vào ngày 19 tháng 9 năm 2016 để thảo luận về các hoạt động hợp tác trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng đáp ứng với mối đe dọa này.

NHẮC LẠI Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 10 về tăng cường an ninh y tế khu vực liên quan đến bệnh truyền nhiễm và các bệnh có nguy cơ gây đại dịch đã được thông qua vào ngày 22 tháng 11 năm 2015 tại KualaLumpur, Malaysia;

NHẮC LẠI các biện pháp đã được thống nhất nhằm kêu gọi tăng cường khả năng chuẩn bị, giám sát và đáp ứng với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi như đã được đề cập trong các tài liệu của Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN+3 về phòng chống Ebola tại Bangkok, Thailand vào tháng 12 năm 2014; và Hội nghị trực tuyến đặc biệt của các nước ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh do MERS-CoV trong khu vực vào tháng 7 năm 2015;

QUAN TÂM tới sự lan truyền của dịch bệnh do vi rút Zika và mối liên hệ với chứng đầu nhỏ và các rối loạn thần kinh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp mang tính toàn cầu và đã được ghi nhận tại 72 quốc gia, bao gồm cả các nước thành viên thuộc ASEAN;

ĐÁNH GIÁ những cam kết của các nước thành viên ASEAN trong nỗ lực quản lý sự lan truyền của dịch bệnh và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về bệnh dịch này;

HOAN NGHÊNH công tác chuẩn bị của các nước thành viên ASEAN trong việc ứng phó với các mối đe dọa của dịch bệnh do vi rút Zika, bao gồm cả xây dựng năng lực trong việc giám sát thực địa, xét nghiệm, kiểm soát véc tơ và truyền thông nguy cơ đến cộng đồng;

GHI NHẬN những tiến bộ đã đạt được ở cấp độ toàn cầu bởi WHO và các đối tác khác nhằm tăng cường năng lực đáp ứng đối với các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp;

NHẬN THỨC được mối đe dọa tiếp tục của dịch bệnh do vi rút Zika và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi khác trong khu vực do sự gia tăng của giao thương đi lại quốc tế, biến đổi khí hậu và môi trường và những tác động đáng kể của các dịch bệnh tiềm tàng trong khu vực tới sức khỏe, xã hội và kinh tế;

CHÚNG TÔI, Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN, thống nhất để nâng cao công tác chuẩn bị, đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi khác trong khu vực với các tuyên bố sau:

1. Tăng cường hệ thống giám sát của quốc gia và đẩy mạnh các cơ chế đánh giá nguy cơ hiện có của khu vực về vi rút Zika với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế bao gồm cả WHO;

2. Đẩy mạnh thực hiện IHR và các cơ chế hiện có để kịp thời chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực nhằm có được sự đánh giá nguy cơ một cách chính xác;

3. Nâng cao hiệu quả của việc giám sát và đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika cũng như các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi khác của các nước trong khu vực thông qua các cơ chế của ASEAN như: Mạng lưới ASEAN-EOC, Mạng lưới ASEAN+3 FETN;

4. Triển khai các biện pháp thích hợp trong việc quản lý, đánh giá nguy cơ bằng cách kiểm soát véc tơ, đảm bảo tiếp cận chẩn đoán phòng xét nghiệm bao gồm cả việc tăng cường mạng lưới phòng xét nghiệm quốc gia và truyền thông nguy cơ;

5. Thực hiện các nghiên cứu, chia sẻ phát hiện mới và bài học kinh nghiệm liên quan đến dịch bệnh do vi rút Zika thông qua các cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN bao gồm cả mạng lưới ASEAN+3 FETN, SEAMEO-TROPMED, và cũng như các cơ chế hoạt động khác bao gồm Chương trình hợp tác An ninh Y tế toàn cầu (GHSA).

Chúng tôi, nhất trí cam kết triển khai hiệu quả các chiến lược và giải pháp nêu trên để đạt được các năng lực một cách tốt nhất đảm bảo an ninh y tế và sức khỏe người dân.

Ngày 19 tháng 09 năm 2016

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:41

Ngày 13/9/2016, Cục Y tế dự phòng nhận được thông tin từ Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Đài Loan (Trung Quốc) về việc ghi nhận một trường hợp là công dân nam, 63 tuổi, người Đài Loan xác định nhiễm vi rút Zika sau khi tham dự đám cưới tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 28/8 đến 04/9/2016. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, sưng hạch và đau đầu từ ngày 06/9 và sau đó nhập viện tại Đài Loan vào ngày 08/9/2016. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR ngày 12/9/2016 cho thấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân dương tính và mẫu huyết thanh âm tính với vi rút Zika.Ngay sau khi nhận được thông tin, Cục Y tế dự phòng đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Trà Vinh điều tra xác minh. Ngành y tế địa phương đã tổ chức điều tra dịch tễ, điều tra véc tơ tại khu vực bệnh nhân người Đài Loan lưu trú trong thời gian ở tại Trà Vinh cũng như các hộ gia đình sinh sống tại khu vực này để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, lấy mẫu gửi về Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh để chẩn đoán xác định, đồng thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika tại khu vực này. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Bộ Y tế đã chỉ đạo cơ quan y tế địa phương tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu gửi xét nghiệm để sớm phát hiện các ca bệnh ở cộng đồng; đồng thời chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. 

 

 

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:39

Theo thông báo của Bộ Y tế công cộng Thái Lan, ngày 30/9/2016 đã ghi nhận hai trường hợp trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Đây là những trẻ được sinh ra từ những bà mẹ đã được xác định là nhiễm vi rút Zika trong thời gian mang thai. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định đây là những trường hợp đầu tiên mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika tại khu vực Đông Nam Á. Trước đó, WHO cũng đã khẳng định có mối liên quan giữa vi rút Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và Hội chứng viêm đa rễ đây thần kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm vi rút Zika đều sinh ra trẻ bị mắc chứng đầu nhỏ. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở những bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trên toàn cầu là dưới 1%.


Trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai; đồng thời đã triển khai hệ thống  giám sát chứng đầu nhỏ ở trẻ em trên toàn bộ hệ thống Sản – Nhi. Theo báo cáo của hệ thống giám sát, đến nay nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp người Việt Nam nhiễm vi rút Zika, chưa ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Bộ Y tế sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika và phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế các nước để cập nhật tình hình dịch bệnh để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả.

Để chủ động phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của vi rút Zika đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika.
  • Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, khám thai định kỳ.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện vi rút Zika.
  • Các cặp vợ chồng, bạn tình đang sống tại vùng có dịch hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
  • Người từ vùng dịch trở về, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong suốt quá trình mang thai hoặc trong ít nhất 6 tháng để tránh lây truyền vi rút zika.
Thông tin chi tiết, tham khảo tại Website của Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn và Bộ Y tế: moh.gov.vn. Điện thoại đường dây nóng: 0989, 671. 115. 
 

                                              
    Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

Thái Lan ghi nhận 2 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ đầu tiên có liên quan đến vi rút Zika01/10/2016


 
Theo thông báo của Bộ Y tế công cộng Thái Lan, ngày 30/9/2016 đã ghi nhận hai trường hợp trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Đây là những trẻ được sinh ra từ những bà mẹ đã được xác định là nhiễm vi rút Zika trong thời gian mang thai. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định đây là những trường hợp đầu tiên mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika tại khu vực Đông Nam Á. Trước đó, WHO cũng đã khẳng định có mối liên quan giữa vi rút Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và Hội chứng viêm đa rễ đây thần kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm vi rút Zika đều sinh ra trẻ bị mắc chứng đầu nhỏ. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở những bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trên toàn cầu là dưới 1%.

Trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai; đồng thời đã triển khai hệ thống  giám sát chứng đầu nhỏ ở trẻ em trên toàn bộ hệ thống Sản – Nhi. Theo báo cáo của hệ thống giám sát, đến nay nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp người Việt Nam nhiễm vi rút Zika, chưa ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Bộ Y tế sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika và phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế các nước để cập nhật tình hình dịch bệnh để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả.

Để chủ động phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của vi rút Zika đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika.
  • Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, khám thai định kỳ.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện vi rút Zika.
  • Các cặp vợ chồng, bạn tình đang sống tại vùng có dịch hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
  • Người từ vùng dịch trở về, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong suốt quá trình mang thai hoặc trong ít nhất 6 tháng để tránh lây truyền vi rút zika.
                                              
    Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Thứ năm, 29 Tháng 9 2016 11:47

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 08/9/2016 đã có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika. Đặc biệt trong những tuần gần đây, dịch bệnh đang gia tăng nhanh tại Singapore và Thái Lan. Trước tình hình dịch bệnh do vi rút Zika trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, chiều ngày 19/9/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế các nước khu vực ASEAN đã tổ chức họp trực tuyến để bàn các giải pháp và đưa ra tuyên bố chung về việc tăng cường phối hợp đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika. Nhằm giám sát chặt chẽ sự lưu hành của vi rút Zika để có các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

Ngày 22/9/2016, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur về tăng cường công tác phòng chống bệnh do vi rút Zika​. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn văn Công điện nêu trên để các đơn vị biết và chỉ đạo triển khai thực hiện.

      
      

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ năm, 29 Tháng 9 2016 11:40

Các nhà nghiên cứu Mỹ ngày 22/9 thông báo hai loại ​vắc xin phòng chống virus Zika do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) điều chế đã cho kết quả khả quan khi thử nghiệm trên khỉ đuôi ngắn.

NIH xác nhận sau khi được tiêm hai liều ​vắc xin VRC5288 và VRC5283 với liều lượng khác nhau, những con khỉ thí nghiệm đã có khả năng tạo ra kháng thể chống virus Zika một cách hiệu quả.

Trong khi đó, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science (Khoa học) số ra cùng ngày cho biết vắc xin VRC5288 đã bắt đầu được tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người. Nếu được xác định hiệu quả và an toàn, VRC5288 có thể bắt đầu được thử nghiệm tại các nước đang có dịch virus Zika vào năm tới.

Vắc xin VRC5288 đã bắt đầu được tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.
Vắc xin VRC5288 đã bắt đầu được tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.

Trong khi đó, vắc xin VRC5283 hiện vẫn đang chờ được đưa vào thử nghiệm ở giai đoạn 1. Các chuyên gia y tế cho rằng phải mất rất nhiều thời gian thử nghiệm trước khi đảm bảo một loại ​vắc xin phòng chống Virus Zika có thể được bán ra thị trường.

Virus Zika lây lan sang người chủ yếu khi bị muỗi Aedes aegypti đốt và cũng có thể lây lan qua đường tình dục. Người nhiễm virus Zika có những triệu chứng nhẹ hơn bị sốt xuất huyết hoặc bệnh sốt phát ban - phổ biến nhất khi bị nhiễm là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.

Virus này đặc biệt nguy hiểm đối với các thai phụ bởi nếu người mẹ bị nhiễm, em bé sinh ra có thể mắc dị tật đầu nhỏ hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Virus Zika hiện đã xuất hiện tại hơn 50 quốc gia trên thế giới và bùng phát khắp khu vực Mỹ Latinh. Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong đợt bùng phát virus Zika này, với khoảng 1,5 triệu bệnh nhân.

Trang