Thông tin

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 20:22

Tạp chí Lancet cho biết khủng hoảng bệnh ta tiếp tục ở Yemen là thất bại về mặt nhân đạo, trước ngày nhân đạo thế giới 19/08. Dịch tả có thẻ ngăn ngừa được bằng các can thiệp cấp thấp với chi phí hợp lý: dự phòng qua nước sạch và vệ s9inh và điều trị bằng cách bù nước. Liệu nhân loại có thể đạt được những cam kết bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất thế giới vào năm 2017 tại Yemen không?

Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(17)32210-9/fulltext?elsca1=etoc

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 16:49

Bác sĩ Gandra Sumanth, học giả CDDEP và đồng nghiệp đã công bố kết quả nhiễm khuẩn kháng colistin tại Ấn Độ trên tạp chí kiểm soát nhiễm khuẫn Hoa Kỳ. Nghiên cứu được thực hiện trong năm năm, đánh giá các kết quả lâm sàng của 75 bệnh nhân nhiễm trùng huyết kháng carbapenem và colistin tại bệnh viện tuyến cuối tại Ấn Độ. Tỷ suất tử vong trong bệnh viện được xác định là 70%. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu cần có các kháng sinh mới để điều trị các loại nhiễm khuẩn này và thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn để đánh giá sự phát triển của các vi sinh vật kháng thuốc.

Nguồn: http://www.ajicjournal.org/article/S0196-6553(17)30846-5/abstract

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 15:20

Các nhà nghiên cứu của đại học Nebraska có thể đã tìm ra cách đơn giản và không tốn kém để dự phòng nhiễm khuẩn ở trẻ em, ưu tiên toàn cầu được đưa ra tại kỳ hợp 70 Hội đồng bảo an liên hiệp quốc năm nay. Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng lớn tại vùng nông thôn Ấn Độ, hơn 4.500 trẻ sơ sinh được dùng synbiotic (kết hợp giữa prebiotic và probiotic) giảm nhiễm trùng sơ sinh và tử vong 40%. Thực nghiệm chứng minh tăng cường hệ miễn dịch ruột hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Kết quả rất thú vị, đặc biệt là đối với những nước có thu nhập trung bình và thấp, nôi nhiễm khuẩn sơ sinh được cho là gây ra hàng triệu ca tử vong hàng năm mà không có phương tiện dự phòng sẵn có hiệu quả.

Nguồn: http://www.nature.com/nature/journal/vaop/ncurrent/full/nature23480.html

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 15:07

Các chuyên gia toàn cầu cảnh báo về nguy cơ lao đa kháng thuốc (MDR-TB) và lao siêu kháng thuốc (XDR-TB). Một nghiên cứu nhỏ tại Trung Quốc, báo cáo rằng những bệnh nhân bị MDR-TB và XDR-TB có khả năng được điều trị khỏi rất thấp. Các nhà nghiên cứu đánh giá 481 bệnh án của bệnh nhân lao (2% XDR-TB và 98% MDR-TB) tại tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, giai đoạn 2011 – 2014. Chỉ có 57% bệnh nhân được điều trị thành công, 58% là bệnh nhân MDR-TB và chỉ 30% bệnh nhân XDR-TB được điều trị thành công. Bệnh nhân kháng fluoroquinolones có kết quả điều trị rất kém và những người bắt đầu điều trị trong năm 2014 cho thấy khả năng đáp ứng cao gấp 3 lần so với năm 2011. Sự cải thiện này do tiến bộ trong chăm sóc, chẩn đoán, điều trị và theo dõi.

Nguồn https://bmcinfectdis.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12879-017-2662-8

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 14:59

Trong kỳ hợp lần 14 về Điều lệ y tế quốc tế (IHR) được tổ chức vào tháng này, ủy ban khẩn cấp của tổ chức sức khỏe thế giới quyết định tiếp tục xem bại liệt là một trong những vấn đề y tế công cộng nguy cấp toàn cầu. Trong khi sự triển ổn định được ghi nhận tại 3 quốc gia xảy ra dịch gồm Pakistan, Afghanistan và Nigeria, các vấn đề phát sinh là phát hiện các mẫu bệnh phẩm dương tính trong môi trường tại Pakistan và các cộng đồng chưa được miễn dịch ở Afghanistan và Nigeria. Các báo cáo về những trường hợp bại liệt do vaccine tại cộng hòa Công Gô và Syria cũng đã trở lại nguyên trạng.

Nguồn: http://www.who.int/mediacentre/news/statements/2017/14th-ihr-polio/en/

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 14:48

Các chuyên gia y tế công cộng đã có tranh luận kéo dài về việc sử dụng kháng vi rút như một lựa chọn điều trị hoặc dự phòng cúm. Một nghiên cứu được trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã xác nhận lại hiệu quả của các chất ức chế men neuraminidase đề điều trị và dự phòng cúm. Ba bài tổng quan hệ thống lớn đánh giá hiệu lực, hiệu quả và tính an toàn của oseltamivir đường uống và zanmivir hít được đề xuất điều trị cúm nặng và những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao, cả dự phòng cho những người dễ bị tổn thương và gia đình của họ.

Nguồn: https://ecdc.europa.eu/en/publications-data/expert-opinion-neuraminidase-inhibitors-prevention-and-treatment-influenza-review

Chủ nhật, 06 Tháng 8 2017 22:05

Được sự đồng ý của Bộ Y tế, ngày 24 tháng 7 năm 2017, tại Hội trường UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phối hợp cùng Viện Vắc xin và Sinh Phẩm Y tế (Nha Trang) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bạch hầu khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013-2016.

 

Tham dự Hội thảo, có đồng chí Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum đã đến dự và có bài phát biểu chào mừng. Tham dự Hội thảo, có TS.BS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, lãnh đạo các Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, lãnh đạo các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các bệnh viện đa khoa tỉnh, các Trung tâm y tế huyện và Bệnh viện huyện thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam, Bình Phước, cùng đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các phóng viên, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đã đến dự và đưa tin về Hội thảo.  
 

TS.BS. Phạm Thọ Dược phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe 05 báo cáo chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bạch hầu từ các đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa huyện K’bang, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh. Các đại biểu cũng đã được nghe chia sẻ kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế về sử dụng vắc xin Td (uốn ván, bạch hầu) nhằm nâng cao miễn dịch cộng đồng, như là biện pháp can thiệp hiệu quả phòng, chống dịch bạch hầu trên những nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại những khu vực có sự phát sinh ca bệnh hay sự tồn tại của mầm bệnh. Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã được nghe bài trình bày của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế chia sẻ về năng lực sản xuất và cung cấp vắc xin uốn ván và bạch hầu giảm liều (Td) của Viện.

 

Chủ tọa hội thảo điều hành phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo tiếp tục có những chia sẻ và thảo luận tích cực về những thuận lợi cũng như những tồn tại và thách thức trong công tác giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu tại khu vực Tây nguyên, cũng như ở một số tỉnh miền trung và miền nam trong những năm gần đây. Trong lời phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, TS.BS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu và sự cần thiết phải tiêm nhắc lại bằng vắc xin Td để đảm bảo miễn dịch cộng đồng ở mức bảo vệ. TS. Dược cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa 02 khối dự phòng và điều trị trong công tác đáp ứng phòng, chống dịch bạch hầu, cũng như cần tăng cường công tác truyền thông nguy cơ, và đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu trong thời gian tới. TS. Dược đánh giá cáo chất lượng của các báo cáo cũng như những ý kiến chia sẻ tại Hội thảo và tin tưởng rằng kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở cho việc định hướng xây dựng kế hoạch và chiến lược phòng, chống bệnh bạch hầu trong những năm sắp tới.
 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

(Nguồn: Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên)

Trang