Thông tin

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 14:59

Trong kỳ hợp lần 14 về Điều lệ y tế quốc tế (IHR) được tổ chức vào tháng này, ủy ban khẩn cấp của tổ chức sức khỏe thế giới quyết định tiếp tục xem bại liệt là một trong những vấn đề y tế công cộng nguy cấp toàn cầu. Trong khi sự triển ổn định được ghi nhận tại 3 quốc gia xảy ra dịch gồm Pakistan, Afghanistan và Nigeria, các vấn đề phát sinh là phát hiện các mẫu bệnh phẩm dương tính trong môi trường tại Pakistan và các cộng đồng chưa được miễn dịch ở Afghanistan và Nigeria. Các báo cáo về những trường hợp bại liệt do vaccine tại cộng hòa Công Gô và Syria cũng đã trở lại nguyên trạng.

Nguồn: http://www.who.int/mediacentre/news/statements/2017/14th-ihr-polio/en/

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 14:48

Các chuyên gia y tế công cộng đã có tranh luận kéo dài về việc sử dụng kháng vi rút như một lựa chọn điều trị hoặc dự phòng cúm. Một nghiên cứu được trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã xác nhận lại hiệu quả của các chất ức chế men neuraminidase đề điều trị và dự phòng cúm. Ba bài tổng quan hệ thống lớn đánh giá hiệu lực, hiệu quả và tính an toàn của oseltamivir đường uống và zanmivir hít được đề xuất điều trị cúm nặng và những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao, cả dự phòng cho những người dễ bị tổn thương và gia đình của họ.

Nguồn: https://ecdc.europa.eu/en/publications-data/expert-opinion-neuraminidase-inhibitors-prevention-and-treatment-influenza-review

Chủ nhật, 06 Tháng 8 2017 22:05

Được sự đồng ý của Bộ Y tế, ngày 24 tháng 7 năm 2017, tại Hội trường UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phối hợp cùng Viện Vắc xin và Sinh Phẩm Y tế (Nha Trang) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bạch hầu khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013-2016.

 

Tham dự Hội thảo, có đồng chí Nguyễn Đức Tuy, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum đã đến dự và có bài phát biểu chào mừng. Tham dự Hội thảo, có TS.BS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, lãnh đạo các Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, lãnh đạo các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các bệnh viện đa khoa tỉnh, các Trung tâm y tế huyện và Bệnh viện huyện thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam, Bình Phước, cùng đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các phóng viên, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đã đến dự và đưa tin về Hội thảo.  
 

TS.BS. Phạm Thọ Dược phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe 05 báo cáo chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bạch hầu từ các đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa huyện K’bang, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh. Các đại biểu cũng đã được nghe chia sẻ kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế về sử dụng vắc xin Td (uốn ván, bạch hầu) nhằm nâng cao miễn dịch cộng đồng, như là biện pháp can thiệp hiệu quả phòng, chống dịch bạch hầu trên những nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại những khu vực có sự phát sinh ca bệnh hay sự tồn tại của mầm bệnh. Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã được nghe bài trình bày của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế chia sẻ về năng lực sản xuất và cung cấp vắc xin uốn ván và bạch hầu giảm liều (Td) của Viện.

 

Chủ tọa hội thảo điều hành phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo tiếp tục có những chia sẻ và thảo luận tích cực về những thuận lợi cũng như những tồn tại và thách thức trong công tác giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu tại khu vực Tây nguyên, cũng như ở một số tỉnh miền trung và miền nam trong những năm gần đây. Trong lời phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo, TS.BS. Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu và sự cần thiết phải tiêm nhắc lại bằng vắc xin Td để đảm bảo miễn dịch cộng đồng ở mức bảo vệ. TS. Dược cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa 02 khối dự phòng và điều trị trong công tác đáp ứng phòng, chống dịch bạch hầu, cũng như cần tăng cường công tác truyền thông nguy cơ, và đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu trong thời gian tới. TS. Dược đánh giá cáo chất lượng của các báo cáo cũng như những ý kiến chia sẻ tại Hội thảo và tin tưởng rằng kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở cho việc định hướng xây dựng kế hoạch và chiến lược phòng, chống bệnh bạch hầu trong những năm sắp tới.
 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

(Nguồn: Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên)

Chủ nhật, 06 Tháng 8 2017 22:04
Để tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết nhằm kiềm chế nguy cơ bùng phát thành dịch lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có Công văn chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội từ thành phố đến cơ sở tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:


 

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Chủ nhật, 06 Tháng 8 2017 22:03

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về việc thành lập các Đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết và Tổ giám sát phòng, chống dịch sốt xuất huyết để kiểm soát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên toàn địa bàn thành phố, Hà Nội. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:










 

 


Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Chủ nhật, 06 Tháng 8 2017 22:02

Triển khai thực hiện công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng chống sốt xuất huyết mùa dịch năm 2017; Tình hình dịch bệnh sốt xuất tại Nam định năm nay đã xuất hiện sớm, với một số ổ dịch nhỏ tại TP. Nam định và một số huyện do có sự giao lưu, người lao động tự do theo mùa vụ từ Hà Nội mang nguồn bệnh về Nam Định.

Sáng ngày 05 tháng 8 năm 2017, Đoàn Bộ Y tế do PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Trưởng đoàn; cùng đi có Bà Bùi Thị Minh Thu – Giám đốc Sở Y tế và Bà Phạm Thị Oanh – Phó Chủ tịch UBND TP. Nam Định đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại ổ dịch đầu tiên tại Phường Văn Miếu – TP. Nam Định.


Kiểm tra phát hiện bọ gậy tại hộ dân phường Văn Miếu-TP Nam Định

Kiểm tra thực tế, làm việc tại phường Văn Miếu – TP Nam định và công tác ứng phó, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh; Đoàn kiểm đánh giá cao công tác triển khai kế hoạch, biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên toàn tỉnh nói chung và phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng ngay từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại Tổ dân phố số 21, phường Văn Miếu. Công tác phun diệt muỗi, bọ gậy đã được triển khai quyết liệt; lập tổ liên ngành tại phường nhắc nhở từng hộ dân kể cả sẵn sàng áp dụng chế tài xử phạt hành chính nhưng vẫn còn một số hộ gia đình đi lao động xa vắng nhà; người dân chưa nhận thức đầy đủ về sức khỏe khi mắc dịch bệnh sốt xuất huyết vì là dịch bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu khi mắc bệnh.     

Theo báo cáo dịch bệnh sốt xuất huyết đến ngày 04/8/2017 toàn tỉnh đã ghi nhận 958 ca bệnh sốt xuất huyết và nghi sốt xuất huyết; qua xét nghiệm 56,7% xác định bằng NS1 xác định 95,1% (dương tính) với Dengue1. Báo cáo thống kê có tới 782 ca bệnh là người dân Nam Định mắc bệnh từ các tỉnh về quê nhà điều trị (chủ yếu là từ Hà Nội). Mặc dù có 5 ổ dịch và 11 điểm dịch có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại chỗ là TP Nam Định, huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu… đã cho thấy sốt xuất huyết đã xâm nhập về Nam định và có nguy cơ bùng phát nếu không quyết liệt khống chế dập dịch. Tỉnh đã triển khai kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất huyết, phân tuyến, chuyển tuyến, điều trị ngoại trú, lập đường dây nóng tư vần phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Ngay từ khi xuất hiện ca bệnh sốt xuất huyết đầu tiên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh đã lập kế hoạch, triện khai, kiện toàn đội cơ động phòng chống dịch tại chỗ từ tỉnh, huyện tới xã phường; Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống sốt xuất huyết được tăng cường; phát động chiến dịch người dân diệt muỗi, bọ gậy; cung cấp thông tin, khuyến cáo, tờ rơi phòng chống sốt xuất huyết tới các hộ gia đình và các phương tiện truyền thông công cộng. Mặc dù đội cơ động phòng chống dịch của Phường đã tiến hành các biện pháp tuyên truyền thông qua loa truyền thanh tổ dân phố, loa nhà văn hóa; đi vận động trực tiếp tới từng hộ gia đình; thả hóa chất vào từng bể chứa nước mưa; tuy vậy qua kiểm tra thực tế vẫn còn các ổ bọ gậy tại các hộ gia đình như đôn kê chậu hoa, vật dụng phế thải bằng nhựa, xô nhựa, lốp xe… Nguyên nhân là người dân chưa biết hết các loại dụng cụ chứa nước mưa là nơi đẻ trứng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Nam định đến nay chủ yếu là người dân lao động tự do, mùa vụ lên Hà Nội làm ăn sinh sống khi bị mắc sốt xuất huyết quay về Nam định điều trị tạo ra các ổ dịch nhỏ và điểm dịch sốt xuất huyết tại địa bàn Nam Định.


 Đoàn làm việc tại Sở Y tế Nam Định

Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của tỉnh Nam Định, PGS.TS.Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Trường đoàn công tác đã nhận định: Dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay đến sớm, diễn biến phức tạp trên Thế giới cũng như tại Việt Nam, gia tăng đột biến tại một số tỉnh miền Bắc nhất là Hà Nội, mà Nam Định lại là tỉnh đồng bằng có giao lưu lớn với Thủ Đô. Mùa dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm và còn kéo dài tới tháng 10, tháng 11 hàng năm.

Căn cứ tình hình thực tế, Đoàn công tác đề nghị địa phương quan tâm chỉ đạo:
1) Tập trung quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết nếu không ổ dịch bệnh nhân ngoại lai sẽ bùng phát tại chỗ và lan sang các địa bàn khác vì mật độ bọ gậy và muỗi truyền sốt xuất huyết còn ở mức độ cao. Tăng cường tuyên truyền, tăng kiểm tra ngẫu nhiên các ổ dịch và giám sát theo phân cấp và báo cáo theo hệ thống. Kể cả áp dụng xử phạt vi phạm hành chính sau khi đã triển khai nhắc nhở. 

2) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối, hướng dẫn phun diệt muỗi 1-2 lần cách nhau 7-10 ngày tại các ổ dịch và điểm có nguy cơ cao, khu vực công trường xây dựng. Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp vào cuộc phối hợp với các cấp chính quyền, công an phường, đoàn thanh niện, hội phụ nữ, hội nông dân tuyên truyền vận động người dân và cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.

Lập danh sách, in bảng kiểm các dụng cụ chứa nước như: bình hoa, mảnh chai, lọ, gáo bát vỡ, phế liệu… có thể chứa nước mưa là nơi muỗi đẻ trứng, nở bọ gậy để người dân biết cũng như cán bộ kiểm tra, giám sát tiến hành rà soát tránh bỏ sót các ổ bọ gậy. Tổ chức vận động người dân, hộ gia đình, tổ dân phố, thôn xóm cộng đồng tiến hành vệ sinh môi trường 1-2 tuần /lần đảm bảo giải quyết triệt để các ổ bọ gậy tại địa bàn.

Công tác điều trị tiếp tục tiến hành tập huấn quy trình, phác đồ điều trị sốt xuất huyết tới toàn thể cán bộ y tế các tuyến, đảm bảo phân tuyến, phân loại tốt bệnh nhân; chuyển tuyến kịp thời, đủ thuốc tránh tử vong đáng tiếc xảy ra.  

3) Tiếp tục chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Nam Định theo nội dung Công điện số 1106/CĐ-TTg; có kế hoạch, phương án phân tuyến, chuyển tuyến điều trị, dự phòng quá tải bệnh viện, hỗ trợ tuyến dưới, y tế cơ sở xã, phường. Huy động mọi nguồn lực và thực hiện chính sách cho cán bộ tham gia phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với  công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Chủ nhật, 30 Tháng 7 2017 22:13

Các nhà nghiên cứu Anh quốc đã gây nên một cuộc tranh luận lớn trên BMJ khi cho rằng một đợt điều trị kháng sinh chuẩn trung bình 1 tới 2 tuần có thể là yếu tố gây làm tăng kháng kháng sinh, trong khi không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân đã được điều trị. Việc cho rằng hoàn thành đợt điều trị kháng sinh hoàn toàn, được xây dựng để ngăn ngừa điều trị không đầy đủ vào giữa thế kỷ 20, cũng là một hình thức điều trị quá mức khác. Mọi người có thể đồng ý rằng tiếp xúc kháng sinh có thể gây ra kháng thuốc, nhưng một số nhà nghiên cứu phân tích sai sót của tác giả là chưa đề xuất một thông điệp thay thế để hoàn thành điều trị. Các tác giả và những người nhậ nxét đồng ý là chủ đề cần phải được nghiên cứu thêm.

Nguồn: http://www.bmj.com/content/358/bmj.j3418

Trang