Thông tin

Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 18:32

Tedizolid là phương pháp điều trị thay thế hiệu quả đối với MRSA (Staphylococcus aureus kháng Methicillin); nghiên cứu theo dõi tỷ lệ hiện mắc và hậu quả của viêm phổi do MRSA và MSSA (Staphylococcus aureus nhạy Methicillin) tại Hoa Kỳ từ 2009-2012. MRSA có thể được điều trị bằng Vancomycin, nhưng do khuynh hướng kháng thuốc mới đã thúc đẩy những nhà nghiên cứu tìm giải pháp điều trị thay thế như tedizolid, kháng sinh lớp oxazolidone. Phân tích gộp 15 thử nghiệm lâm sàng đăng trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC cho thấy tedizolid tốt hơn vancomycin khi dùng điều trị viêm phổi do MRSA và MSSA.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.YiGOtZlM.xEokRFay.dpuf

Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 17:22

Nghiên cứu đăng trên tạp chí kiểm soát nhiễm khuẩn Hoa Kỳ xác định tỷ lệ hiện mắc và hậu quả của viêm phổi do S. aureus nhạy và kháng methicillin (MRSA và MSSA) trên các bệnh nhân nội trú tại Hoa Kỳ từ 2009 tới 2012. Tỷ lệ nhiễm MRSA giảm từ 75,6 ca xuống còn 56,6 ca/100.000 trường hợp xuất viện, trong khi tỷ lệ MSSA giảm khiêm tốn hơn. Tỷ suất mắc chết giảm đối với MRSA (7,9% xuống 6,4%) và MSSA (6,9% xuống 4,7%).

Nguồn:

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.YiGOtZlM.2yyckb5m.dpuf

Thứ bảy, 21 Tháng 1 2017 14:10

Điều tra được BioMérieux tài trợ nhằm giám sát ra toa kháng sinh và kháng thuốc trên phạm vi toàn cầu trên những bệnh nhân nội trú sẽ được tiến hành từ tháng 01 – 06 năm 2017. Điều tra này mời các bệnh viện tại tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia. Kết quả sẽ cung cấp thông tin về tỷ suất kháng thuốc và kê toa kháng sinh, xác định mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng kê toa, và hỗ trợ xây dựng các chương trình can thiệp bệnh viện để nâng cao hiệu quả ra toa kháng sinh. Điều tra tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong bệnh viện và kháng thuốc toàn cầu được tiến hành năm 2015 gồm 355 bệnh viện thuộc 53 quốc gia trên thế giới.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_zika_vaccine_using_novel_mrna_technology_enters_clinical_trial_dpt3_vaccine#sthash.YiGOtZlM.2yyckb5m.dpuf

Thứ tư, 18 Tháng 1 2017 13:35

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết như trên tại hội nghị tổng kết hoạt động phòng, chống dịch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 chiều 16.1

Theo bác sĩ Dũng, năm 2016 toàn thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận, huyện đã lập biên bản xử phạt 143 trường hợp (cá nhân, tổ chức) không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika... với tổng số tiền xử phạt là gần 134 triệu đồng.

Năm 2016, dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn ở mức cao tại TP.Hồ Chí Minh: trên 22.000 ca mắc sốt xuất huyết, tương đương năm 2015; 5.740 ca mắc tay chân miệng, giảm 35% so với cùng kỳ. Riêng bệnh do vi rút Zika toàn thành phố đã có 190 ca mắc, trong đó có 38 thai phụ.

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
(Nguồn: http://thanhnien.vn/suc-khoe/xu-phat-143-truong-hop-khong-phong-chong-dich-benh-784343.html)

Thứ ba, 17 Tháng 1 2017 13:22

Ngày 26-27/12 vừa qua, tại Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Bệnh truyền nhiễm mới nổi và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika giữa các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc.
 

Hội thảo do Việt Nam tổ chức trước bối cảnh các dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ kinh nghiệm tích cực giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á. Nhằm tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm của các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, Hội thảo lần này có sự tham gia của các đại biểu đến từ các quốc gia trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế WHO, USCDC, PATH, P&R, với sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). 

Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với các mối đe dọa bệnh dịch mới nổi với các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội và y tế công cộng. Trong đó các bệnh dịch mới nổi như SARS, Cúm A (H5N1), MERS-CoV, Ebola, Sốt vàng, Zika với tỷ mắc cao và nguy cơ bùng phát thành dịch rất lớn. Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông đang là điểm nóng về các bệnh truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm mới nổi. 

Năm 2016, sự xuất hiện của bệnh do vi rút Zika tại các quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Á, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông với những diễn biến phức tạp, là một sự kiện y tế công cộng thế giới và được các quốc gia đặc biệt quan tâm. 

Do đó, Hội thảo ưu tiên tập trung vào các hoạt động phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, các bệnh mới nổi, đẩy mạnh xây dựng mối quan hệ đối tác và huy động nguồn lực cho khu vực trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong thời điểm hiện nay. 

Mục tiêu của hội thảo là cập nhật tình hình bệnh truyền nhiễm mới nổi; Tháo gỡ khó khăn, thách thức trong giám sát, đánh giá nguy cơ và đáp ứng dịch bệnh; Chia sẻ thông tin về bệnh do Zika viruts, công tác chuẩn bị và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika và đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.

Tại hội thảo, đại diện các nước tham dự đã trình bày về tình dịch bệnh mới nổi, công tác chuẩn bị và đáp ứng với dịch bệnh mới nổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh mới nổi, cũng như thực trạng và công tác đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika. Hội thảo đã tập trung thảo luận về các biện pháp hợp tác của khu vực trong đánh giá nguy cơ, giám sát, xét nghiệm, kiểm soát véc tơ, truyền thông nguy cơ và chia sẻ thông tin. Đặc biệt, các quốc gia đã cùng đánh giá nguy cơ của dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực. Căn cứ theo các số liệu, các thông tin về vi rút, dịch tễ học, hệ thống y tế của các quốc gia trong khu vực, cung như sự tăng cường phối hợp giữa các quốc gia, hội thảo đã nhận định nguy cơ bùng phát trên diện rộng dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực là khá thấp.

Hội thảo lần này do Việt Nam tổ chức là một trong những nội dung triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Bộ trưởng các nước ASEAN tại cuộc họp đặc biệt trực tuyến về  phối hợp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực đã được tổ chức vào ngày 19/9/2016.

Một số hình ảnh trong Hội thảo:




 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ hai, 02 Tháng 1 2017 14:28

Trong năm 2016, đặc biệt trong những tháng cuối năm tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) chủng cúm A(H5) tiếp tục được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt, kể từ tháng 6/2016, chim hoang dã và gia cầm ở nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á như tại Áo, Croatia, Đan Mạch, Đức, Hungary, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Ba Lan, Nga, và Thụy Sĩ được phát hiện nhiễm vi rút cúm gia cầm A(H5N8). Các nhà khoa học nhận định có mối liên hệ giữa nguyên nhân chết ở chim hoang dã, di cư và các vụ dịch tại các trang trại nuôi gia cầm.

Trên người, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liên tục ghi nhận các trường hợp mắc các chủng cúm A(H5) động lực cao như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) tại Trung Quốc, Ai Cập trong năm 2016. Ngoài ra, các trường hợp mắc cúm A(H7N9) cũng được ghi nhận rải rác tại Trung Quốc đại lục (124), Hồng Kông (01). Đặc biệt, ngày 24/12/2016 Trung Quốc thông báo đã ghi nhận trường hợp cúm A(H9N2) tại Quảng Đông và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh WHO đã tổ chức đánh giá nguy cơ (ngày 19/12/2016) và nhận định rằng các trường hợp mắc vi rút cúm gia cầm thường có tiếp xúc với gia cầm sống hoặc môi trường bị ô nhiễm; vi rút cúm gia cầm hiện chưa có khả năng lây truyền bền vững từ người sang người song nguy cơ bị nhiễm bệnh của hành khách khi đến/ trở về từ vùng dịch là hoàn toàn có thể.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2016 đã ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm cúm A(H5N1) và cúm A(H5N6) tại một số hộ gia đình. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xử lý triệt để các ổ dịch trên gia cầm và không để lây truyền dịch bệnh sang người. Trong thời gian tới vào dịp cuối năm và mùa lễ hội, nhu cầu tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm sẽ gia tăng. Vì vậy, có nguy cơ ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm trên người nếu không áp dụng các biện ngăn ngừa lây truyền vi rút từ gia cầm trên người.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm sang người trong dịp cuối năm 2016 và mùa lễ hội đầu năm 2017, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ bảy, 24 Tháng 12 2016 11:41

Chương trình nghị sự kháng kháng sinh cần bao gồm cải tiến chẩn đoán và điều trị vi nấm kháng thuốc. Các chuyên gia bình luận trên tạp chí bệnh truyền nhiễm mới nổi (Emerging Infectious Diseases) về nhu cầu cần nâng cao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị vi nấm trong các chương trình nghị sự kháng kháng sinh. Các tác giả nhấn mạnh rằng thiếu các xét nghiệm chẩn đoán bệnh do vi nấm, làm nghiêm trọng thêm chủ nghĩa kinh nghiệm trong sử dụng kháng sinh, cả kháng kháng sinh và kháng thuốc chống nấm. Các tác giả cho tằng chẩn đoán nhiễm trùng và hen suyễn do nấm không chính xác thường dẫn tới việc sử dụng kháng sinh phổ rộng không hợp lý mà đúng ra phải sử dụng thuốc kháng nấm. Các tác giả kết luận, thiếu các phương tiện và kết quả chẩn đoán nhiễm nấm trong việc ra toa và điều trị tác nhân nhiễm khuẩn không hợp lý và vượt qua khỏi kinh nghiệm sử dụng thuốc kháng nấm làm cho hàng triệu bệnh nhân bị nhiễm nấm nhưng không được chẩn đoán xác định.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_ebola_vaccine_offers_100_percent_protection_us_antibiotic_use_food_animals#sthash.w9Fp2lZw.dpuf

Trang