Thông tin

Thứ năm, 24 Tháng 11 2016 17:16

Sau khi em trai được xác định nhiễm virus Zika, người chị cũng nhập viện với biểu hiện tương tự và kết quả cho biết chị dương tính với virus Zika.

Ngày 22-11, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục ghi nhận thêm ca nhiễm virus Zika thứ hai. Ca nhiễm này là chị ruột, sống cùng nhà với bệnh nhân đầu tiên trước đó nhiễm bệnh tại khu phố Tân Phú, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành.

2 chị em ruột cùng nhiễm zika

Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh từ ngày 31-10, sau người em trai 1 ngày với các triệu chứng như sốt, đau nhức đầu, nổi phát ban và đã được khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bà Rịa.

Sau khi bệnh viện gửi mẫu xét nghiệm lên Viện Pasteur TP HCM, đến ngày 17-11 có kết quả thông báo bệnh nhân này dương tính với virus Zika.

Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khoanh vùng ổ dịch, tổ chức diệt lăng quăng, phun hóa chất trong khu vực ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, trong ngày nghành y tế cũng khám, tư vấn cho 80 phụ nữ mang thai tại huyện Tân Thành. Bước đầu, sức khỏe những phụ nữ này đều bình thường.

Trước đó, ca nhiễm đầu tiên tại tỉnh là một nam thanh niên 19 tuổi, em ruột của bệnh nhân thứ 2. Sau khi đi thăm bạn gái về, người này có biểu hiện của bệnh và được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới. Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân dương tính với virus Zika.

 

Theo www.nld.com.vn

 

Thứ năm, 24 Tháng 11 2016 17:13

gày 18/11/2016, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến lần thứ năm của Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (2005) liên quan đến chứng đầu nhỏ, các rối loạn thần kinh khác và vi rút Zika. 

Uỷ ban đã báo cáo việc triển khai các khuyến nghị tạm thời đã được Tổng Giám đốc WHO thông qua từ 4 cuộc họp trước của Uỷ ban. Uỷ ban đã cập nhật diễn biến gần đây nhất về sự lan rộng của vi rút Zika, lịch sử tự nhiên, dịch tễ học, chứng đầu nhỏ và các biến chứng khác ở trẻ sơ sinh liên quan đến vi rút Zika, hội chứng Guillain-Barré (GBS) và kiến thức hiện nay về lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.

Brazil, Thái Lan và Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin về chứng đầu nhỏ, hội chứng Guillain-Barré và các rối loạn thần kinh khác liên quan đến nhiễm vi rút Zika cũng như các biện pháp phòng chống đang được triển khai tại những quốc gia này.

Tổng giám đốc WHO đã thông báo nhiễm vi rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế dẫn tới thế giới phải có đáp ứng và điều phối khẩn cấp, cũng như cung cấp những hiểu biết mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và hậu quả nghiêm trọng lâu dài đối với sức khỏe mà WHO, các quốc gia và các đối tác phải quản lý như là mối đe dọa bệnh truyền nhiễm.

Ủy ban khẩn cấp lần đầu tiên đã khuyến cáo nhiễm vi rút Zika là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế vào tháng 2 năm 2016 trên cơ sở một chùm ca bệnh đầu nhỏ bất thường và các rối loạn thần kinh khác được báo cáo tại Brazil, sau đó là một chùm ca bệnh tương tự được ghi nhận tại Polynesia - Pháp có những mối liên quan về địa lý đối với nhiễm vi rút Zika đã tạo nên những yêu cầu khẩn cấp về điều phối và nghiên cứu. Hiện nay các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và chứng đầu nhỏ, Ủy ban khẩn cấp cho rằng một cơ chế kỹ thuật dài hạn mạnh mẽ đã được yêu cầu để quản lý các đáp ứng trên toàn cầu. 

Ủy ban khẩn cấp nhận thấy nhiễm vi rút Zika và những hậu quả do nhiễm vi rút này vẫn là một thách thức y tế công cộng đòi hỏi phải hành động mạnh mẽ nhưng không còn là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế được xác định theo Điều lệ Y tế quốc tế. Nhiều khía cạnh của bệnh này và hậu quả liên quan vẫn cần phải hiểu rõ hơn nữa, nhưng điều này tốt nhất có thể thực hiện thông qua nghiên cứu bền vững. Ủy ban khẩn cấp khuyến cáo rằng điều này cần xây dựng thành một chương trình bền vững với các nguồn lực thích hợp để đưa ra bản chất lâu dài của bệnh và hậu quả liên quan của nó. Ủy ban đã xem xét những khuyến nghị tại các cuộc họp trước đây, thống nhất rằng WHO và các đối tác đã đưa ra lời khuyên một cách có hệ thống. Hơn nữa, Ủy ban khẩn cấp đã xem xét và đồng ý với kế hoạch chuyển tiếp về Zika do WHO phác thảo thiết lập cơ chế đáp ứng lâu dài cùng với các mục tiêu chiến lược đã được xác định trong kế hoạch chiến lược ứng phó với vi rút Zika.

Với những ý kiến nêu trên, Tổng giám đốc WHO tuyên bố kết thúc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế liên quan đến nhiễm vi rút Zika. Tổng giám đốc cũng nhắc lại những khuyến cáo tạm thời từ các cuộc họp của Uỷ ban trước đây sẽ được tích hợp vào cơ chế đáp ứng lâu dài. 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ năm, 24 Tháng 11 2016 17:12

Dịch sốt xuất huyết và bệnh Zika đang lan rộng trên cả nước, đến nay TP. Hồ Chí Minh là địa phương ghi nhận ca nhiễm Zika nhiều nhất. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường hợp trẻ sơ sinh đã mắc tật đầu nhỏ, qua nhiều lần xét nghiệm trong nước đều đưa đến kết quả cuối cùng là nghi do virút Zika gây nên tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Trong nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành y tế các tỉnh thành đang dồn sức thành lập các đội dập dịch, phun thuốc diệt lăng quăng... làm sạch môi trường sống xung quanh chỗ ở của con người. Các bà mẹ đang mang thai được tập trung sự quan tâm, theo dõi và thăm khám với chế độ đặc biệt.

Ảnh: Chị H’Klăp, buôn Ađowng Điek, xã Cư Pơng (huyện Krông Búk, Đắk Lắk) đang được thăm khám thai nhi tại Trạm y tế xã Cư Pơng. Chị K’lăp là một trong 200 phụ nữ đang được theo dõi đặc biệt tại huyện Krông Búk. 

 

Ảnh: Trung tâm Y tế huyện K rông Búk đã đưa các máy siêu âm di động về chuẩn khám cho thai phụ ngay tại Trạm Y tế xã Cư Pơng. 

Ảnh: Những tờ rơi và nhiều hình thức tuyên truyền được phổ biến tận các làng xã ở Đắk Lắk hướng dẫn người dân phòng chống sốt xuất huyết và Zika. 

Ảnh: Từ ngày xuất hiện dịch Zika, nhiều phụ nữ mang thai đã chủ đi kiểm tra, xét nghiệm để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. 

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

(Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20161114/ba-bau-voi-cuoc-chien-zika/1218421.html)

Thứ năm, 24 Tháng 11 2016 17:12

Dịch sốt xuất huyết và bệnh Zika đang lan rộng trên cả nước, đến nay TP. Hồ Chí Minh là địa phương ghi nhận ca nhiễm Zika nhiều nhất. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường hợp trẻ sơ sinh đã mắc tật đầu nhỏ, qua nhiều lần xét nghiệm trong nước đều đưa đến kết quả cuối cùng là nghi do virút Zika gây nên tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Trong nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành y tế các tỉnh thành đang dồn sức thành lập các đội dập dịch, phun thuốc diệt lăng quăng... làm sạch môi trường sống xung quanh chỗ ở của con người. Các bà mẹ đang mang thai được tập trung sự quan tâm, theo dõi và thăm khám với chế độ đặc biệt.

Ảnh: Chị H’Klăp, buôn Ađowng Điek, xã Cư Pơng (huyện Krông Búk, Đắk Lắk) đang được thăm khám thai nhi tại Trạm y tế xã Cư Pơng. Chị K’lăp là một trong 200 phụ nữ đang được theo dõi đặc biệt tại huyện Krông Búk. 

 

Ảnh: Trung tâm Y tế huyện K rông Búk đã đưa các máy siêu âm di động về chuẩn khám cho thai phụ ngay tại Trạm Y tế xã Cư Pơng. 

Ảnh: Những tờ rơi và nhiều hình thức tuyên truyền được phổ biến tận các làng xã ở Đắk Lắk hướng dẫn người dân phòng chống sốt xuất huyết và Zika. 

Ảnh: Từ ngày xuất hiện dịch Zika, nhiều phụ nữ mang thai đã chủ đi kiểm tra, xét nghiệm để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. 

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

(Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20161114/ba-bau-voi-cuoc-chien-zika/1218421.html)

Thứ sáu, 11 Tháng 11 2016 10:54

Một nghiên cứu đánh giá nguy cơ tái nhập viện do nhiễm khuẩn huyết trong vòng 90 ngày sau nhập viện có thể là do sử dụng một vài loại kháng sinh. Nghiên cứu thực hiện trên 9 triệu lượt khám chữa bệnh tại 473 bệnh viện. Các bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu khi không bị nhiễm khuẩn huyết trước đó hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết khi nhập viện. Chín mươi ngày sau khi xuất viện, 0,6% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết tại thời điểm tái nhập viện. Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết khi tái nhập viện cao gấp 1,5 ở người sử dụng kháng sinh (OR=1,5, KTC95%: 1,47-1,53).

Nguồn: https://idsa.confex.com/idsa/2016/webprogram/Paper58587.html

 

Thứ sáu, 11 Tháng 11 2016 10:30

Mặc dù trên thế giới số ca tử vong do sởi đã giảm 79% trong giai đoạn 2000 và 2015, tuy nhiên, mỗi ngày vẫn còn khoảng 400 trẻ chết do sởi.

Robin Nandy, trưởng chương trình tiêm chủng UNICEF phát biểu “Tận diệt sởi không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Chúng ta có công cụ để thực hiện nhưng cái chúng ta thiếu là ý chí chính trị để chăm sóc cho từng đứa trẻ bất kể chúng sống bao xa. Không có ý chí này, những đứa trẻ sẽ tiếp tục chết vì một bệnh rất tốn ít chi phí và dễ dự phòng”.

Trong năm 2015, khoảng 20 triệu trẻ không được tiêm ngừa sởi và khoảng 134000 trẻ chết do sởi. Hơn 50% trẻ không được tiêm ngừa sởi và 75% trẻ chết vì sởi sống ở Công Gô, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria và Pakistant.

http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2016/measles-children-death/en/

Thứ sáu, 11 Tháng 11 2016 10:18

Kế hoạch của UBND TP.HCM về việc ứng phó với dịch Sốt xuất huyết và virus Zika

Đính kèmDung lượng
ke-hoach-ung-pho-dich-benh_zika.pdf2.19 MB

Trang