Thông tin

Thứ sáu, 14 Tháng 10 2016 12:11

Có khoảng 100.000 người nhiễm Lao kháng rifampicin cần phải nâng bậc điều trị. Lao đa kháng thuốc được định nghĩa là Lao kháng với rifampicin và isoniazid, hai loại thuốc chủ yếu điều trị Lao. Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) ước tính khoảng 480.000 người bị nhiễm lao đa kháng thuốc. Ấn độ, Trung Quốc và Liên Bang Nga là ba quốc gia có số người nhiễm cao, chiếm gần 50% các ca nhiễm trên toàn cầu.

http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2016/tuberculosis-investments-short/en/

Thứ bảy, 08 Tháng 10 2016 22:22

Theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế đã ghi nhận 02 trường hợp mới nhiễm vi rút Zika như sau:


Trường hợp thứ nhất là phụ nữ 27 tuổi sống tại Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, khởi phát với triệu chứng phát ban, sốt 38,0C kèm đau cơ, xung huyết kết mạc. Bệnh nhân tới khám ở bệnh viện, nghi ngờ nhiễm vi rút Zika và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với vi rút Zika. Bệnh nhân này hiện đang mang thai, trước đó không có tiền sử đi du lịch hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nữ 28 tuổi sống tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Khởi phát với triệu chứng phát ban, kèm theo sốt, đau cơ, đau khớp. Bệnh nhân tới khám tại bệnh viện và được lấy mẫu chẩn đoán Zika cho kết quả dương tính. Trường hợp này cũng không có tiền sử đi du lịch, khu vực bệnh nhân sinh sống không có ai có biểu hiện như bệnh nhân.

Ngay sau khi Hệ thống giám sát ghi nhận 02 trường hợp kể trên, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế tỉnh Bình Dương triển điều tra ca bệnh và khai giám sát chặt chẽ những trường hợp nghi ngờ nơi bệnh nhân sinh sống và tại cộng đồng. Trước đó, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành xử lý véc tơ  bằng phun hóa chất và diệt lăng quăng xung quanh hộ gia đình bệnh nhân theo quy trình. Đối với trường hợp bệnh nhân đang mang thai đã được tư vấn, giải thích để bệnh nhân yên tâm và tiếp tục có các theo dõi về chuyên môn trong quá trình thai nghén. Hiện tại sức khoẻ của các trường hợp này đều ổn định.

Cục Y tế dự phòng cũng đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em để tăng cường giám sát đối với các phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghi ngờ để có các tư vấn và khuyến cáo kịp thời.

Chiều ngày 08/10/2016,  Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh Bình Dương để thống nhất các biện pháp tăng cường công tác giám sát, phát hiện và phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam là nước đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika, trước đó đã ghi nhận 03 trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà và Phú Yên. Do đó trong thời gian tới hệ thống giám sát dịch có thể sẽ tiếp tục phát hiện trường hợp mới nhiễm vi rút Zika tại cộng đồng. Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

- Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương; tuy nhiên, người đi, đến, về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.  

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc từ vùng dịch trở về, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong suốt quá trình mang thai hoặc dự định có thai, hoặc trong ít nhất 6 tháng để phòng lây truyền zika qua đường tình dục.

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh do vi rút Zika chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

- Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện vi rút Zika.

- Để phòng chống bệnh do vi rút Zika, người dân hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

 

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Thứ bảy, 08 Tháng 10 2016 08:14

Phó Giám đốc chính sách Hellen Gelband thảo luận những bước tiếp theo trong cuộc chiến chống kháng thuốc sau khi cuộc hợp cấp cao của Đại hội đồng liên hiệp quốc về kháng kháng sinh. Gelband cũng thảo luận vai trò của liên minh mới thành lập CARA (The Conscience of Antimicrobial Accountability), trong việc giữ các tổ chức quốc tế theo mục tiêu được liên hiệp quốc xây dựng trọng tuyên bố gần đây về kháng kháng sinh. Trung Tâm Chính sách và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (CIDRAP) cũng thảo luận các bước tiếp theo trong cuộc chiến chống lại sự kháng thuốc với những đóng góp từ các chuyên gia kháng thuốc bao gồm Giám Đốc CDDEP Ramanan Laxminarayan.

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_congress_approves_funding_zika_efforts_measles_eliminated_americas#sthash.cXSroCWo.dpuf

Thứ bảy, 08 Tháng 10 2016 07:56

Quốc Hội Hoa Kỳ đã chi 1,1 tỷ đô cho cuộc chiến chống lại Zika, virus đang lây lan tại Florida và truyền tới Thái Lan. Ngân sách này là một phần của dự luật chi tiêu nhiều hơn để đảm bảo chính quyền liên ban vận hành tới 09 tháng 12. Phần lớn ngân sách – 935 triệu dành cho quốc nội và 175 triệu sử dụng cho bên ngoài. Chi tiêu quốc nội trực tiếp cho các hoạt động dự phòng và đối phó với virus và phát triển phương pháp điều trị. Quốc hội cũng thông qua 152 triệu đô cho viện quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm để nghiên cứu vaccine, 394 triệu cho trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật và 387 triệu đô cho quỹ hoạt động của bộ sức khỏe và dịch vụ con người khẩn cấp công. Hơn 3000 trường hợp nhiễm Zika đã đươc báo cáo tại Hoa Kỳ, mặc dù hầu hết các ca là do du lịch ở nước ngoài.

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_congress_approves_funding_zika_efforts_measles_eliminated_americas#sthash.cXSroCWo.dpuf

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:56

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Châu Âu (ECDC) phát hành các tài liệu, hướng dẫn và các khóa đào tạo trực tuyến để dự phòng và kiểm soát vi khuẩn kháng kháng sinh và các nhiễm khuẩn bệnh viện.

http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_us_congress_approves_funding_zika_efforts_measles_eliminated_americas#sthash.cXSroCWo.dpuf

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:42

Tuyên bố chung của Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN về ứng phó với dịch bệnh do vi rút Zika

Chúng tôi, Bộ trưởng Y tế/Trưởng đoàn đại biểu các nước gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đặc biệt về ứng phó với dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực vào ngày 19 tháng 9 năm 2016 để thảo luận về các hoạt động hợp tác trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng đáp ứng với mối đe dọa này.

NHẮC LẠI Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 10 về tăng cường an ninh y tế khu vực liên quan đến bệnh truyền nhiễm và các bệnh có nguy cơ gây đại dịch đã được thông qua vào ngày 22 tháng 11 năm 2015 tại KualaLumpur, Malaysia;

NHẮC LẠI các biện pháp đã được thống nhất nhằm kêu gọi tăng cường khả năng chuẩn bị, giám sát và đáp ứng với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi như đã được đề cập trong các tài liệu của Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN+3 về phòng chống Ebola tại Bangkok, Thailand vào tháng 12 năm 2014; và Hội nghị trực tuyến đặc biệt của các nước ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh do MERS-CoV trong khu vực vào tháng 7 năm 2015;

QUAN TÂM tới sự lan truyền của dịch bệnh do vi rút Zika và mối liên hệ với chứng đầu nhỏ và các rối loạn thần kinh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp mang tính toàn cầu và đã được ghi nhận tại 72 quốc gia, bao gồm cả các nước thành viên thuộc ASEAN;

ĐÁNH GIÁ những cam kết của các nước thành viên ASEAN trong nỗ lực quản lý sự lan truyền của dịch bệnh và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về bệnh dịch này;

HOAN NGHÊNH công tác chuẩn bị của các nước thành viên ASEAN trong việc ứng phó với các mối đe dọa của dịch bệnh do vi rút Zika, bao gồm cả xây dựng năng lực trong việc giám sát thực địa, xét nghiệm, kiểm soát véc tơ và truyền thông nguy cơ đến cộng đồng;

GHI NHẬN những tiến bộ đã đạt được ở cấp độ toàn cầu bởi WHO và các đối tác khác nhằm tăng cường năng lực đáp ứng đối với các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp;

NHẬN THỨC được mối đe dọa tiếp tục của dịch bệnh do vi rút Zika và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi khác trong khu vực do sự gia tăng của giao thương đi lại quốc tế, biến đổi khí hậu và môi trường và những tác động đáng kể của các dịch bệnh tiềm tàng trong khu vực tới sức khỏe, xã hội và kinh tế;

CHÚNG TÔI, Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN, thống nhất để nâng cao công tác chuẩn bị, đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi khác trong khu vực với các tuyên bố sau:

1. Tăng cường hệ thống giám sát của quốc gia và đẩy mạnh các cơ chế đánh giá nguy cơ hiện có của khu vực về vi rút Zika với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế bao gồm cả WHO;

2. Đẩy mạnh thực hiện IHR và các cơ chế hiện có để kịp thời chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực nhằm có được sự đánh giá nguy cơ một cách chính xác;

3. Nâng cao hiệu quả của việc giám sát và đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika cũng như các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi khác của các nước trong khu vực thông qua các cơ chế của ASEAN như: Mạng lưới ASEAN-EOC, Mạng lưới ASEAN+3 FETN;

4. Triển khai các biện pháp thích hợp trong việc quản lý, đánh giá nguy cơ bằng cách kiểm soát véc tơ, đảm bảo tiếp cận chẩn đoán phòng xét nghiệm bao gồm cả việc tăng cường mạng lưới phòng xét nghiệm quốc gia và truyền thông nguy cơ;

5. Thực hiện các nghiên cứu, chia sẻ phát hiện mới và bài học kinh nghiệm liên quan đến dịch bệnh do vi rút Zika thông qua các cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN bao gồm cả mạng lưới ASEAN+3 FETN, SEAMEO-TROPMED, và cũng như các cơ chế hoạt động khác bao gồm Chương trình hợp tác An ninh Y tế toàn cầu (GHSA).

Chúng tôi, nhất trí cam kết triển khai hiệu quả các chiến lược và giải pháp nêu trên để đạt được các năng lực một cách tốt nhất đảm bảo an ninh y tế và sức khỏe người dân.

Ngày 19 tháng 09 năm 2016

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:41

Ngày 13/9/2016, Cục Y tế dự phòng nhận được thông tin từ Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Đài Loan (Trung Quốc) về việc ghi nhận một trường hợp là công dân nam, 63 tuổi, người Đài Loan xác định nhiễm vi rút Zika sau khi tham dự đám cưới tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 28/8 đến 04/9/2016. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, sưng hạch và đau đầu từ ngày 06/9 và sau đó nhập viện tại Đài Loan vào ngày 08/9/2016. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR ngày 12/9/2016 cho thấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân dương tính và mẫu huyết thanh âm tính với vi rút Zika.Ngay sau khi nhận được thông tin, Cục Y tế dự phòng đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Trà Vinh điều tra xác minh. Ngành y tế địa phương đã tổ chức điều tra dịch tễ, điều tra véc tơ tại khu vực bệnh nhân người Đài Loan lưu trú trong thời gian ở tại Trà Vinh cũng như các hộ gia đình sinh sống tại khu vực này để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, lấy mẫu gửi về Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh để chẩn đoán xác định, đồng thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika tại khu vực này. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Bộ Y tế đã chỉ đạo cơ quan y tế địa phương tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu gửi xét nghiệm để sớm phát hiện các ca bệnh ở cộng đồng; đồng thời chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. 

 

 

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Trang