Chi phí, lợi ích và rào cản đối với việc giám sát kháng kháng sinh tại những quốc gia thu nhập trung bình và thấp được báo cáo trong một nghiên cứu trường hợp của Ngân hàng thế giới do CDDEP dẫn đầu. Giám sát kháng kháng sinh rất quan trọng để hiểu được mô hình và khuynh hướng của nó, nhưng những quốc thu nhập thấp ít khi thực hiện việc giám sát. Hellen Gelband, Phó Giám đốc Chính sách của CDDEP, cùng các cộng sự Kenya và Nigeria, đánh giá kinh nghiệm của “Dự án mạng lưới phòng xét nghiệm y tế công cộng vùng Nam Phi (EAPHL)” qua nghiên cứu trường hợp của ngân hàng thế giới trong việc đẩy mạnh vai trò của các phòng xét nghiệm, trong việc theo dõi kháng kháng sinh tại Đông Phi, được công bố trong tuần này. Bất chấp những hỗ trợ của ngân hàng thế giới và cở sở vật chất đã được nâng cấp, vi khuẩn học vẫn bị xem nhẹ hơn so với các chức năng khác của các phòng xét nghiệm EAPHL, các thử nghiệm độ nhạy, nền tảng của công tác giám sát kháng kháng sinh, rất ít khi được thực hiện. Nghiên cứu xác định được các rào cản và đưa ra các đề xuất có thể được áp dụng rộng rãi cho các quốc gia thu nhập trung bình, thấp trên thế giới. Nghiên cứu cũng xem lại các chương trình giám sát kháng kháng sinh trên thế giới, cơ cấu tổ chức, chi phí và lợi ích.
Thông tin
Nhiễm khuẩn shigella đa kháng thuốc đang gia tăng ở những người đồng tính nam trong các vụ dịch gần đây theo một báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Emerging Infectious Diseases. Trong số 32 vụ dịch xảy ra từ 2011-2015, 9 vụ kháng với ciprofloxacin, ceftriaxone, hay azithromycin, hoặc kháng hơn một loại kháng sinh. Trong khi nhiễm shigella khá phổ biến ở trẻ nhỏ, hầu hết các trường hợp kháng thuốc xảy ra ở nam đồng tính (MSM). Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ ghi nhận 103 trường hợp nhiễm tại Oregon từ 07/2015 tới 06/2016, 75% các trường hợp là nam, 50% được xác định là MSM. Tất cả 48 mẫu cấy đều kháng ampicillin và trimethoprim-sulfamethoxazone (co-trimoxazole) và 13 trường hợp kháng azithromycin.
https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/65/wr/mm6531a5.htm?s_cid=mm6531a5_w
CRP (C-reactive protein) xét nghiệm tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể giảm sử dụng kháng sinh không hợp lý, theo báo cáo của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet Global Health được Hiệp hội kháng kháng sinh quốc tế tài trợ. Nghiên cứu này được Do T T Nga thực hiện tại Việt Nam và là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này tại nơi có nguồn lực hạn chế. Khoảng 2.000 người trưởng thành và trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp từ 10 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở miền Bắc Việt Nam được chọn ngẫu nhiên để đưa vào nhóm được xét nghiệm CRP hoặc nhóm được chăm sóc thường quy. Xét nghiệm CRP phân biệt được trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng và trường hợp cấp tính khu trú, cung cấp thông tin giúp việc kê toa. Xét nghiệm CRP giảm kê toa kháng sinh đáng kể. Bốn mươi sáu phần trâm (46%) bệnh nhân trong nhóm được xét nghiệm CRP và 78% trong nhóm chăm sóc thường quy sử dụng kháng sinh trong khi thời gian hồi phục lâm sàng là bằng nhau. Kết quả nghiên cứu này tương tự như các thực nghiệm được tiến hành tại Châu Âu.
http://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(16)30142-5/fulltext
Ấn bản mới của bản tin GARPNet, bản tin của các thành viên hội kháng kháng sinh toàn cầu hiện đã có bản online. Nội dung của ấn phẩm được giới thiệu trong buổi hợp khai mạc do GARP-Nepal tổ chức chào đón Pakistan và Bangladesh gia nhập hội kháng kháng sinh toàn cầu, cũng như chuẩn bị cho cuộc hợp cấp cao sắp tới của Hội đồng bảo an liên hiệp quốc về kháng kháng sinh.
Kháng kháng sinh là vấn đề một sức khỏe (One health). Theo Ramanan Laxminarayan chủ tịch CDDEP và cộng sự thì kháng kháng sinh là một vấn đề một sức khỏe thuần túy, liên quan tới sức khỏe con người, động vật và môi trường. Viết trong kỷ yếu của Hội hoàng gia vệ sinh và Y học nhiệt đới. Các tác giả cho rằng duy trì hiệu quả của kháng sinh cần phương pháp tiếp cận đa ngành gồm ba lĩnh vực chính: sức khỏe con người, động vật và môi trường.
http://trstmh.oxfordjournals.org/content/110/7/377.full?keytype=ref&ijkey=EzCKp51GfDE7bGZ
Được biết bệnh nhân nam D.Đ.T có biểu hiện bệnh như phát ban, sốt 38,5oC, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp vào ngày 27/6/2016, sau đó đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Hòa với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Bệnh nhân hiện đã được điều trị ổn định ra viện. Mẫu xét nghiệm của bệnh nhân D.Đ.T lấy ngày 30/6/2016 tại bệnh viện được Trung tâm Y tế huyện Sơn Hòa lưu mẫu và gửi sang Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên làm xét nghiệm ELISA, sau đó tiếp tục gửi sang Viện Pasteur Nha Trang, tại đây xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút Zika.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trên cả nước đã lấy 2.405 mẫu xét nghiệm vi rút Zika (06 mẫu lấy từ người đi từ vùng dịch, 14 mẫu lấy từ phụ nữ mang thai nghi nhiễm vi rút Zika), kết quả 2.380 mẫu đã xét nghiệm vi rút Zika, trong đó 2.377 mẫu âm tính với vi rút Zika, 03 mẫu dương tính với vi rút Zika và 25 mẫu đang xét nghiệm.
Ngay sau khi có thông báo trường hợp bệnh ngày 28/7/2016 của Viện Pasteur Nha Trang, Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên đã báo cáo cho Sở Y tế biết để chỉ đạo. Đồng thời thành lập Đoàn giám sát, điều tra trường hợp bệnh do vi rút Zika. Ngày 29/7/2016, TTYTDP Phú Yên phối hợp với TTYT huyện Sơn Hòa và Trạm Y tế xã Sơn Hội thành lập Đoàn giám sát, điều tra ca bệnh và 30 hộ xung quanh, tại Thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Đồng thời, tỉnh Phú Yên đã tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các huyện, xã để triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nhà bệnh nhân và toàn thôn Tân Hội, Sơn Hội, Sơn Hòa đã được triển khai nhanh chóng.
Ảnh: Cục Y tế dự phòng phối hợp với chính quyền tỉnh Khánh Hòa đang hướng dẫn người dân chủ động tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh do sốt xuất huyết và vi rút Zika.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur, các trung tâm y tế tại địa phương tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu gửi xét nghiệm để sớm phát hiện các ca bệnh ở cộng đồng, đồng thời Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, phát hiện sớm nguy cơ hội chứng đầu nhỏ tại Phú Yên cũng như các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Theo kết quả giải trình tự gen từ các viện nghiên cứu, chủng vi rút Zika đang lưu hành tại châu Á (trong đó có Việt Nam) không lây lan mạnh và nguy cơ mắc chứng đầu nhỏ cao như chủng vi rút Zika lưu hành tại châu Mỹ. Song Bộ Y tế vẫn tiếp tục theo dõi về diễn biến tình hình dịch và nguy cơ lây lan của vi rút để kịp thời thông báo cho người dân và triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời. Bộ Y tế đề nghị người dân cần quan tâm tới các khuyến cáo phòng, chống dịch chính thức tại website của Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng, không nên quá hoang mang, lo lắng.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:
- Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):
+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.
+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.
+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.
- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.
- Thông tin chi tiết về bệnh do vi rút Zika tham khảo tại Website Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn và Bộ Y tế:moh.gov.vn. Điện thoại đường dây nóng: 0989.671.115.
Giảm thời gian sử dụng kháng sinh không cần thiết làm giảm 27% kháng sinh sử dụng trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ, theo một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí bệnh nhiễm trùng của Lancet. Bênh viện yêu cầu bác sĩ tự kê đơn để mở rộng điều trị nếu cần, sau khi tự động rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh cho viêm phổi và nhiễm trùng huyết có kết quả cấy âm tính xuống còn 5 ngày. Sử dụng kháng sinh giảm 27% còn 70,9 ngày điều trị/1.000 bệnh nhân-ngày mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ, mặc dù có sự gia tăng số ngày nằm viện từ 7 lên 8 ngày.
http://cddep.us9.list-manage.com/track/click?u=92694f5141b01b84fbf5493c4&id=38239af35b&e=2b9bf1489c