Thông tin

Chủ nhật, 31 Tháng 7 2016 16:05

Một bài báo đăng trên tạp chí Hiệp Hội Hoàng Gia (Journal of the Royal Society Interface) cho rằng sử dụng≥ 3 loại kháng sinh có thể vượt quá kháng thuốc, dù từng loại đơn lẻ có thể không hiệu quả. Nghiên cứu in-vitro chủng Escherichia coli với 1, 2, hoặc 3 loại kháng sinh khác nhau trong số 14 loại kháng sinh. Trong nhiều trường hợp, thêm một loại kháng sinh thứ 3 làm tăng hiệu quả một cách đáng kể. Ngoài việc sử dụng tốt các thuốc hiện có và sử dụng liều kháng sinh thấp hơn là lợi ích của phương pháp này. Van Savage, một trong số các tác giả cho rằng “mọi người nghĩ rằng bạn không cần hiểu về tương tác thuốc giữa các nhóm. Chúng tôi tìm thấy không phải lúc nào cũng như vậy.”

http://rsif.royalsocietypublishing.org/content/13/119/20160332

Chủ nhật, 31 Tháng 7 2016 15:57

Hiệp Hội Bệnh Truyền Nhiễm Hoa Kỳ và Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ đề xuất giảm quá trình điều trị kháng sinh cho người lớn bị nhiễm khuẩn bệnh viện: viêm phổi liên quan tới thở máy và viêm phổi bệnh viện trong hướng dẫn điều trị mới. Những loại nhiễm khuẩn này chiếm 20-25% trong tổng số các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện và gây ra 10-15% các trường hợp tử vong. Giảm quá trình điều trị kháng sinh sẽ giảm chi phí và nguy cơ kháng thuốc, trong khi vẫn duy trì hiệu quả điều trị. Hướng dẫn điều trị mới này cũng đề xuất bệnh viện nên dùng kháng sinh đồ để xác định điều trị phù hợp.

http://cid.oxfordjournals.org/content/early/2016/07/06/cid.ciw353.full.pdf+html

Chủ nhật, 31 Tháng 7 2016 15:49

Một nhóm những nhà nghiên cứu của Brazil;s Oswaldo Cruz Foundation cho rằng ngoài Aedes aegypti và albopictus, virus Zika còn được tìm thấy ở muỗi Culex. Muỗi Culex mang virus Zika được tìm thấy tại Recife, phía Đông Bắc của Brazil, nơi mật độ muỗi Culex nhiều gấp 20 lần muỗi Aedes aegypti. Muỗi Culex có thể truyền virus hay không thì chưa thể xác định. TS. Raman Velayudhan, đội phản ứng Zika của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cho rằng “chúng ta cần biết tỷ suất nhiễm của muỗi Culex bắt được trong tự nhiên so với Aedes. Các nghiên cứu ở những quốc gia bị ảnh hưởng khác xác nhận chỉ có Aedes truyền virus. Khi chúng ta nghiên cứu nhiều hơn, các can thiệp, đề xuất và đánh giá nguy cơ sẽ phát triển theo kiến thức mới”.

https://www.washingtonpost.com/world/the_americas/zika-is-found-in-common-culex-mosquitos-signaling-a-potentially-larger-risk/2016/07/21/e1b37e0e-4f6f-11e6-bf27-405106836f96_story.html

 

Thứ năm, 28 Tháng 7 2016 11:23

Carbapenems, penicillins, quinolones, macrolides and ketolides và cephalosporins thế hệ mới nhất là những loại kháng sinh mà các chuyên gia của WHO cho rằng “rất quan trọng” trong danh mục thuốc của nhân loại và cần được giới hạn sử dụng trong chăn nuôi để đối phó với sự kháng thuốc.

Việc sử dụng các loại kháng sinh trên quy mô lớn như fluoroquinolones, macrolides, cephalosporins thế hệ ba, glycopeptides và carbapenems cần phải được hạn chế ngay.

Danh mục các thuốc kháng sinh quan trọng với sức khỏe con người là aminoglycosides, ansamycins, carbapenems và các kháng sinh penems khác, cephalosporins thế hệ ba và bốn, phosphonic acid derivatives, glycopeptides, glycylcyclines, lipopeptides, macrolides và ketolides, monobactams, oxazolidinones, penicillins (gồm tự nhiên, aminopenicillins, và kháng sinh kháng pseudomonas), polymyxins, quinolones và những loại thuốc được dùng để điều trị lao và các bệnh gây ra do mycobacteria.

Phosphonic acid derivatives, monobactams, and polymyxins mới được bổ sung vào danh mục vì chúng rất quan trọng trong việc điều trị các vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc. ngược lại stretogramins được đưa vào danh mục “tối quan trọng” vì chúng rất hiệu quả trong điều trị vi khuẩn gram dương, để lại ít tác dụng phụ hơn.

Nguồn: http://cid.oxfordjournals.org/content/early/2016/07/20/cid.ciw475.short

Thứ năm, 28 Tháng 7 2016 11:13

Bệnh nhân sốt Mò nếu bị chẩn đoán sai là sốt Thương hàn sẽ được điều trị bằng ceftriaxone, điều trị sai. Hàng trăm người đã chết không cần thiết. Doxycycline là thuốc điều trị hiệu quả, rẻ tiền và sẵn có ở Nepal nhưng không được sử dụng. Sốt thương hàn và sốt Mò không thể phân biệt trên lâm sàng, do đó cần có các test chẩn đoán nhanh để xác định các nguyên nhân gây sốt nghiêm trọng.

Dịch bệnh sốt phát ban tại Nepal có thể nguy hiểm vì gây ra nhiều ca tử vong. Chẩn đoán bệnh chính xác rất quan trọng vì các thuốc được dùng phổ biến (tiêm ceftrixone) để điều trị các trường hợp không được chẩn đoán xác định dường như không mang lại hiệu quả mong muốn trong điều trị sốt Mò (scrub typhus là bệnh cấp tính gây ra do chủng Rickettsia, một dạng vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus) và các loại sốt phổ biến không xác định được nguyên nhân khác, ngoại trừ thương hàn. Doxycycline là loại thuốc được chọn để điều trị sốt Mò nhưng không được dùng phổ biến tại Nepal. Flouroquinolones được chứng mình là có hiệu quả trong điều trị sốt Mò; tuy nhiên, sử dụng fluoroquinolones điều trị các bệnh sốt không xác định được nguyên nhân (đặc biệt nếu sốt do chủng H 58 S typhi, gây sốt thương hàn ở Nam Á) còn nhiều tranh cãi. Do đó, nếu không có các test chẩn đoán nhanh trước khi bắt đầu điều trị, việc chẩn đoán xác định những trường hợp sốt không xác định được nguyên nhân gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân có thể bị sốt thương hàn, sốt Mò, hoặc các nguyên nhân khác. Do đó, nếu dùng fluoroquinolones để điều trị bệnh nhân sốt không xác định được nguyên nhân ở Nam Á là không hợp lý.

Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(16)30094-8/fulltext

Thứ năm, 28 Tháng 7 2016 11:13

Bệnh nhân sốt Mò nếu bị chẩn đoán sai là sốt Thương hàn sẽ được điều trị bằng ceftriaxone, điều trị sai. Hàng trăm người đã chết không cần thiết. Doxycycline là thuốc điều trị hiệu quả, rẻ tiền và sẵn có ở Nepal nhưng không được sử dụng. Sốt thương hàn và sốt Mò không thể phân biệt trên lâm sàng, do đó cần có các test chẩn đoán nhanh để xác định các nguyên nhân gây sốt nghiêm trọng.

Dịch bệnh sốt phát ban tại Nepal có thể nguy hiểm vì gây ra nhiều ca tử vong. Chẩn đoán bệnh chính xác rất quan trọng vì các thuốc được dùng phổ biến (tiêm ceftrixone) để điều trị các trường hợp không được chẩn đoán xác định dường như không mang lại hiệu quả mong muốn trong điều trị sốt Mò (scrub typhus là bệnh cấp tính gây ra do chủng Rickettsia, một dạng vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus) và các loại sốt phổ biến không xác định được nguyên nhân khác, ngoại trừ thương hàn. Doxycycline là loại thuốc được chọn để điều trị sốt Mò nhưng không được dùng phổ biến tại Nepal. Flouroquinolones được chứng mình là có hiệu quả trong điều trị sốt Mò; tuy nhiên, sử dụng fluoroquinolones điều trị các bệnh sốt không xác định được nguyên nhân (đặc biệt nếu sốt do chủng H 58 S typhi, gây sốt thương hàn ở Nam Á) còn nhiều tranh cãi. Do đó, nếu không có các test chẩn đoán nhanh trước khi bắt đầu điều trị, việc chẩn đoán xác định những trường hợp sốt không xác định được nguyên nhân gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân có thể bị sốt thương hàn, sốt Mò, hoặc các nguyên nhân khác. Do đó, nếu dùng fluoroquinolones để điều trị bệnh nhân sốt không xác định được nguyên nhân ở Nam Á là không hợp lý.

Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(16)30094-8/fulltext

Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 18:43

Chưa nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn, chưa đầu tư trang thiết bị đúng mức và hơn hết là thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ đang là những thách thức không nhỏ trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện ở nước ta hiện nay.




Hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB giai đoạn 2016 – 2020

       Tại hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB giai đoạn 2016 – 2020 góp phần nâng cao chất lượng KCB trong thời gian tới, diễn ra tại TPHCM, đại diện Bộ Y tế cho biết, yếu tố quan trọng trong công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn là nguồn nhân lực, nhưng hiện ở nước ta lại đang rất thiếu và yếu. Đa số nhân viên phụ trách công tác này chưa được đào tạo chuyên môn nên còn thiếu chủ động trong công việc. Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện còn chưa hoàn thiện. Cả nước còn tới gần 21% bệnh viện có số giường bệnh trên 150 chưa thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, 33% bệnh viện đã thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn nhưng chưa bổ nhiệm Trưởng khoa… Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp.

       Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế, các bệnh viện nghiêm túc nghiên cứu, triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị một cách hiệu quả nhất. Trong 5 năm tới, cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt là xây dựng mã ngành cho bộ môn Kiểm soát nhiễm khuẩn, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đẩy mạnh truyền thông về Kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo đảm cung cấp dịch vụ KCB an toàn nhất./.

 Nguồn TTX Việt Nam

http://thst.vn/t/tang-cuong-cong-tac-kiem-soat-nhiem-khuan

 

Trang